Giá tiêu hôm nay 11/10, tin kém vui với hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam, thị trường Mỹ, Trung Quốc đều giảm nhập. (Nguồn: EMediHealth) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định tại một số địa phương, giao dịch từ 60.500 - 63.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 60.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (62.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (62.000 đ/kg); Bình Phước (62.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 63.500 đ/kg.
Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu được 14.901 tấn hồ tiêu, ổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD. So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 25,7%, kim ngạch giảm 25,8%.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 3.603 tấn, tuy nhiên, lượng nhập khẩu giảm 23,6% so với tháng 8. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 đạt 2.125 tấn, giảm 25,7%.
Trong tháng 9, hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu như Đức, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ấn Độ, Singapore…
Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2022, Việt Nam xuất khẩu được 177.221 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch đạt 782,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 17,6% tương đương 37.905 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,6%% tương đương 55,2 triệu USD.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, so cùng kỳ, lượng nhập khẩu của Mỹ giảm 12,4% đạt 41.163 tấn, tính chung cả khu vực châu Mỹ nhập khẩu giảm 12,3%.
Nhập khẩu khu vực châu Âu giảm 12,5% trong đó Đức giảm 13,7% đạt 7.965 tấn; Hà Lan giảm 8,8% đạt 6.549 tấn; Ireland đạt 4.194 tấn tăng 11%; Anh: 4.105 tấn giảm 9,7%; trong khi đó xuất khẩu sang Nga giảm nhẹ 3,3%
Xuất khẩu sang châu Á giảm 22,5% trong đó giảm mạnh nhất ở Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực (giảm 67,8% so cùng kỳ). 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là UAE giảm 1,8% đạt 13.336 tấn và Ấn Độ tăng 3% đạt 11.332 tấn.
Xuất khẩu tăng mạnh ở Singapore, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) nhưng giảm mạnh ở Pakistan do vấn đề thanh toán.
Thị trường châu Phi cũng ghi nhận sự sụt giảm khi 9 tháng xuất khẩu giảm 19%, trong đó xuất khẩu sang Ai Cập giảm 50,4% đạt 2.332 tấn. Xuất khẩu sang Nam Phi và Gambia cũng giảm trong khi sang Senegal và Algeria tăng.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, giá hạt tiêu toàn cầu trong những tháng qua và hiện nay không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022, chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.
Nhận định về triển vọng giá tiêu từ nay đến cuối năm, IPC cho rằng, kịch bản tích cực nhất thì giá tiêu cũng chỉ có thể tăng nhẹ. Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu tiêu gặp nhiều khó khăn, các chuyên gia nhận định, việc phát triển sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân; đồng thời giúp ngành tiêu phát triển bền vững.
| Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU Lợi ích và thái độ khác nhau giữa các quốc gia châu Âu khiến việc đạt được một lập trường thống nhất về trừng phạt ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (3-9/10): Vũ khí Nga bị phá hủy ở Ukraine, cháy cầu dữ dội tại Crimea, châu Âu thành lập EPC, Moscow phản ứng ‘gắt’ Xung đột Nga-Ukraine, cầu trọng yếu ở Crimea bốc cháy ngùn ngụt, Mỹ-Hàn-Nhật tập trận, châu Âu thành lập EPC, Tổng thống Biden thị sát ... |
| Giá tiêu hôm nay 10/10: Giá tiêu vẫn theo đà giảm, chờ lực cầu từ thị trường Trung Quốc cho mùa cuối năm Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang tại một số địa phương, giao dịch từ 60.500 - 63.500 đ/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 9/10, triển vọng thị trường tiêu cực, xuất hiện dấu hiệu xả hàng ồ ạt cắt lỗ, người trồng hoang mang Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm mạnh tại một số địa phương, giao dịch từ 60.500 - 63.500 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (30/9-6/10): Nga 'gợi ý’ bơm khí đốt tới châu Âu qua Nord Stream 2, đòi ‘có chân’ điều tra sự cố, Mỹ suy giảm ‘nhẹ nhàng’ Nga-EU tiếp tục căng thẳng liên quan gói trừng phạt mới nhất, Moscow yêu cầu được tham gia điều tra sự cố rò rỉ khí ... |