Giá tiêu hôm nay 11/12, tiêu Việt xuất sang hai thị trường lớn nhất đều giảm mạnh, nguồn cung tăng, có nên đầu cơ? (Nguồn: Pinterest) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 59.000 – 62.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 59.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (59.500 đ/kg) Đắk Nông, Đắk Lắk (60.500 đ/kg); Bình Phước (61.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 62.000 đ/kg.
Theo IPC, thị trường tuần này tiếp tục phản ứng trái chiều với giá tiêu nội địa Sri Lanka và giá tiêu đen quốc tế Malaysia được báo cáo giảm. Mặc dù đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với USD, ghi nhận mất giá 1%, tuy nhiên, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tích cực.
Ngày 9/12, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) chính thức công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 11/2022. Theo đó, trong tháng 11/2022 Việt Nam xuất khẩu được 16.425 tấn, tiêu đen đạt 14.692 tấn, tiêu trắng đạt 1.733 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 61 triệu USD, tiêu đen đạt 51,8 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,2 triệu USD.
So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 8%, kim ngạch giảm 9,7%. Olam, Trân Châu và Nedspice là 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng với lượng xuất khẩu lần lượt là 2.308 tấn, 1.116 tấn và 1.090 tấn.
Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó lượng nhập khẩu của Mỹ đạt 3.339 tấn giảm 17,8% và của Trung Quốc đạt 2.613 tấn, giảm 31,9% so với tháng 10 năm 2022.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 11/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 2.474 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.337 tấn, tiêu trắng đạt 137 tấn. So với tháng 10/2022, lượng nhập khẩu tăng 13,8%, kim ngạch tăng 13,5%. Brazil tiếp tục là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam đạt 1.805, chiếm 73%.
Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu trong tháng 11 bao gồm: Olam Việt Nam, Gia vị Việt Nam, Liên Thành, KSS Việt Nam, Harris Freeman Việt Nam và Haprosimex JSC.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tác động của đại dịch Covid-19 đã giảm bớt trong thời gian gần đây nhưng thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các các loại hàng hóa, bao gồm cả hồ tiêu.
Cũng theo IPC, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức tốt khi Brazil ghi nhận vụ thu hoạch kỷ lục và hàng dự trữ cuối năm ở mức cao có thể gây áp lực giảm giá tiêu.
Thị trường cũng đang hướng đến vụ mùa năm 2023, do đó, theo quan điểm của IPC, hãy bán và mua theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Đồng thời, tăng cường quảng bá ở những thị trường tiềm năng khác, nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do Trung Quốc gây ra.
| Giá tiêu hôm nay 9/12, ngành gia vị toàn cầu gặp áp lực lớn, nhu cầu giảm, sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 60.000 – 63.000 đ/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 10/12, xuất khẩu suy giảm trở lại, thị trường Trung Quốc không ‘mạnh tay’ mua như kỳ vọng Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 59.000 – 62.000 đ/kg. |
| Bất động sản mới nhất: Dự báo thời điểm ‘chạm đáy’, chuyên gia nêu nguyên tắc ‘xuống tiền’, hủy 169 dự án chậm triển khai Năm 2023, ngành địa ốc sẽ đối mặt với 3 vấn đề lớn, giá nhà đất giảm nhưng vẫn còn rất cao, dự báo thời ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái Tăng trưởng toàn cầu dự kiến tiếp tục giảm, Nga nói ‘không có nhiều dầu trên thế giới và nhu cầu đối với dầu Nga ... |
| EU-G7 áp giá trần dầu Nga: Trăm người bán, vạn người mua, thành ngữ ‘có cô thì chợ cũng đông...’ luôn đúng? Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu Nga có thể nhanh chóng làm giảm nhu cầu, kéo theo giá bán giảm. Tuy nhiên, ... |