Giá tiêu hôm nay 13/1, thị trường trầm lắng, giá giảm do ‘ông lớn’ xả hàng? Xuất khẩu sang Nga bất ngờ tăng mạnh. (Nguồn: Pixabay) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước bất ngờ giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 57.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (58.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (58.000 đ/kg); Bình Phước (59.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 60.000 đ/kg.
Như vậy, sau duy nhất 1 phiên tăng nhẹ, giá hồ tiêu trong nước bất ngờ quay đầu giảm trong bối cảnh thị trường tài chính lo lắng trước khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và dự báo kinh tế kém khả quan trong năm 2023. Bên cạnh đó, gần Tết Nguyên đán, thị trường trong nước trầm lắng. Thị trường điều chỉnh sau đợt tăng giá để xả hàng của các ông lớn, là những nguyên nhân khiến giá tiêu giảm.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, châu Á là khu vực đứng đầu nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam trong năm 2022, đạt 105.916 tấn, tuy nhiên, so với năm trước, xuất khẩu giảm 12,3%. Các khu vực khác cũng có lượng nhập khẩu giảm tương tự bao gồm châu Mỹ, nhập 60.099 tấn, giảm 8,5%; châu Âu: 53.543 tấn, giảm 14,4% và châu Phi: 12.430 tấn, giảm 15,1%.
Một số thị trường lớn có lượng nhập khẩu giảm bao gồm: Pakistan giảm 51,2%; Pháp giảm 46,2%; Australia giảm 45,3%; Ai Cập giảm 43,7%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 35,9%; Nam Phi giảm 32,0%; Anh giảm 15,9%.
Tuy nhiên, cũng có một số thị trường có lượng nhập khẩu tăng như: Singapore tăng 717,6%; Hong Kong (Trung Quốc) tăng 611,1%; đặc biệt là thị trường Nga mặc dù đang bị ảnh hưởng bởi xung đột nhưng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng 21,1% đạt 6.291 tấn.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.
Dự báo năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng.
Việc Trung Quốc mở cửa thị trường vào thời điểm này là thông tin tích cực cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và cả các nước khác trên thế giới. Đây cũng giống như mở van bình "oxy" cho các doanh nghiệp có làm ăn với thị trường khổng lồ này.
Các doanh nghiệp đang chuẩn bị đưa hàng trở lại thị trường Trung Quốc.
| Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/1): Nga không làm ăn với thương nhân tuân thủ giá trần dầu, Đức đủ khí đốt, Mỹ thoát suy thoái Giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm, lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Đức dự trữ đủ khí đốt cho mùa Đông, Nga không hợp tác ... |
| Giá tiêu hôm nay 11/1, nối dài chuỗi đi ngang, tiêu Việt xuất khẩu tăng cả về lượng và giá Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ ... |
| Giá tiêu hôm nay 12/1, tiêu Việt chịu áp lực, đối mặt nhiều khó khăn, dự báo nhu cầu giảm mạnh Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 58.000 – 60.500 đ/kg. |
| Bất động sản mới nhất: Ồ ạt rao bán giảm giá, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, quy định diện tích tối thiểu để tách thửa Lượng nhà ở xã hội quá thấp so với nhu cầu, Quảng Ngãi tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án hơn 3.300 tỷ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Xung đột Nga-Ukraine, phương Tây trừng phạt Moscow và giải pháp ‘rốt ráo’ của Trung Quốc Trung Quốc đang đẩy mạnh khai thác dầu khí nhằm chủ động, độc lập về nguồn cung năng lượng trước những rủi ro của một ... |