Giá tiêu hôm nay 13/9, thị trường cực kỳ trầm lắng, lượng tồn kho nhiều, không có áp lực mua. (Nguồn: Iexport) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 66.000 - 69.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (66.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (67.000 đ/kg); Bình Phước (67.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 69.000 đ/kg.
Theo KT&ĐT, Giám đốc điều hành Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) Firna Azura Ekaputri Marzuki cho biết, thị trường hồ tiêu hiện tại tiếp tục giảm, khi nhu cầu yếu đi trong năm nay.
Giám đốc William S C Yii của Sarawak, cho biết, do Trung Quốc - một quốc gia tiêu thụ hạt tiêu lớn - chưa hoàn toàn mở cửa lại biên giới quốc tế do chính sách zero Covid, dẫn đến việc cắt giảm nhập khẩu từ các nước sản xuất và cung cấp lớn như Việt Nam.
Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, ước tính đã xuất khẩu 261.000 tấn, trị giá 938 triệu USD (4,17 tỷ RM) vào năm 2021. Con số này giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về giá trị so với năm 2020, nhờ giá tăng mạnh.
Thị trường hồ tiêu hiện nay rất kém sôi động và cực kỳ trầm lắng. Mặc dù các container hàng hóa hiện đã có sẵn và giá cước vận chuyển toàn cầu đã giảm so với mức đỉnh lịch sử vào năm ngoái, nhưng mức này vẫn còn cao so với thời kỳ trước Covid-19.
Bà Firna Azura Ekaputri Marzuki kỳ vọng thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ ổn định và giá sẽ ổn định trong tháng 11 và tháng 12. Còn ông Yii cho biết, thông thường thị trường tiêu toàn cầu sôi động hơn với giá cả có xu hướng tăng vào quý 3 và dịp cuối năm.
Còn theo đánh giá của Nedspice, sau một thời gian dài không tham gia vào thị trường, các thương nhân Trung Quốc đã trở lại mua hàng từ Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, lực mua vẫn còn hạn chế trong khi nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) không tăng.
Ngoài ra, trong suốt năm 2021 và nửa đầu năm 2022, nhiều nhà nhập khẩu đã tăng đáng kể lượng mua vào do dự đoán sẽ có sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả tăng cao. Do đó, lượng hàng tồn kho ở mức cao.
Xu hướng giảm giá trong những tháng qua cũng không khuyến khích những nhà đầu cơ nắm giữ hàng lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay để đầu cơ. Khi lãi suất ngày càng tăng trên toàn cầu, việc duy trì một vị thế đầu cơ lâu dài trở nên ít hơn hấp dẫn.
Những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đang dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng trên thị trường và không có nhiều áp lực mua.
| Đáp trả đòn trừng phạt, Nga tung 'át chủ bài' khí đốt, EU khẩn cấp ra chiêu mang tính sống còn Trong bối cảnh Nga tuyên bố dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1, EU gấp rút ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Đức muốn lập tức can thiệp vào thị trường khí đốt, Mỹ tin vào giải pháp áp giá trần với dầu Nga Hãng tin Bloomberg ngày 12/9 dẫn lời một thành viên Đảng Dân chủ xã hội của Đức cho hay, Berlin đang xem xét can thiệp ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (5-11/9): Ông Putin nói cô lập Nga là nhiệm vụ bất khả thi, binh sĩ Ukraine vừa bắn pháo vừa chụp ảnh selfie, thảm sát ở Canada Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói về thế mạnh của nước Nga, bà Liz Truss chính thức trở thành Thủ tướng Anh, Nữ hoàng ... |
| Giá tiêu hôm nay 12/9, thị trường đến cuối năm còn diễn biến tiêu cực, trông đợi lực cầu từ Trung Quốc? Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 66.000 - 69.000 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung Mỹ giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Nga lạc quan, Tổng thống Nga Putin dọa cắt hoàn toàn nguồn cung dầu ... |