Nhỏ Bình thường Lớn

Những phép thử cho Mỹ Latin

Mỹ Latin hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức cả truyền thống lẫn phi truyền thống.
TIN LIÊN QUAN
nhung phep thu cho my latin UNASUR phản đối kế hoạch Mỹ xây tường biên giới với Mexico
nhung phep thu cho my latin Chile và Peru quan ngại về việc Mỹ rút khỏi TPP

Tăng trưởng trì trệ

Nhắc tới tình trạng thiếu thốn lương thực tại Venezuela và nỗ lực tái thiết của Haiti sau cơn bão, các chuyên gia về phát triển cho rằng tăng trưởng trì trệ tại nhiều nước Mỹ Latin có thể làm trầm trọng thêm tác động của các thảm họa thiên nhiên và những khó khăn mà người dân nơi đây đang phải đối mặt.

Không chỉ phải chật vật giữ gìn những thành tựu phát triển đã đạt được nhằm từng bước đưa người dân thoát khỏi đói nghèo trong bối cảnh một số chính phủ cắt giảm chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội, khu vực này hiện còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức, từ tình trạng tội phạm ngày càng trầm trọng làm tăng số người di cư, cho đến hạn hán ở Bolivia hay những nỗ lực nhằm giúp đỡ các khu vực bị tàn phá nặng nề thời hậu chiến tranh tại Colombia.

nhung phep thu cho my latin
Một thế hệ trẻ em Venezuela có thể là nạn nhân của rất nhiều vấn đề phát triển do tình trạng thiếu dinh dưỡng tại quốc gia này. (Nguồn: Reuters)

Luisa Villegas, quản lý cấp cao của Quỹ Phát triển Liên châu Mỹ, nói: “Venezuela là một cuộc khủng hoảng lớn tới mức không thể tưởng tượng được trên bán cầu này. Tình hình của Venezuela rất tồi tệ bởi chính quyền không chịu thừa nhận về cuộc khủng hoảng, vì vậy cộng đồng quốc tế rất khó có thể cung cấp những hỗ trợ cần thiết”. Bà Villegas cho rằng một thế hệ trẻ em Venezuela có thể là nạn nhân của rất nhiều vấn đề phát triển do tình trạng thiếu dinh dưỡng tại quốc gia này, vốn đang trở nên ngày càng trầm trọng bởi giá cả leo thang, thiếu thốn lương thực và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị hạn chế.

Trong khi đó, những nỗ lực nhằm tăng cường khả năng tự chống đỡ các thách thức và phục hồi của người dân trên khắp Mỹ Latin có thể bị cản trở bởi tăng trưởng kinh tế yếu kém sau hai năm suy thoái, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng khai thác từ tài nguyên thiên nhiên sụt giảm. Brazil đang trên đà thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước tới nay, song hiện vẫn có 12 triệu người dân ở nước này đang trong cảnh thất nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của khu vực trong năm nay sẽ chạm mốc 8,4%, trở thành khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước.

Thảm họa thiên tai

Các chuyên gia cho rằng cơn bão Matthew, từng cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người khi quét qua Haiti hồi tháng 10 năm ngoái, càng cho thấy một sự chuẩn bị tốt để đề phòng thảm họa thiên tai là điều hết sức quan trọng tại một khu vực luôn đối mặt với nguy cơ hạn hán, lụt lội, giông bão và động đất như vậy.

Jessica Faieta, Giám đốc phụ trách khu vực Mỹ Latin và Caribbean của Chương trình Phát triển LHQ, cho biết: “Có một khoảng cách rất lớn trong năng lực chuẩn bị đối phó thiên tai giữa các quốc gia như Cuba, hay thậm chí là Cộng hòa Dominicana láng giềng, với khả năng của Haiti”. Bà nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc đầu tư vào việc bảo vệ người dân trước thiên tai và hỗ trợ các cộng đồng tổ chức cuộc sống và xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn nhằm hạn chế thương vong.

nhung phep thu cho my latin
Người dân Haiti nhận hàng cứu trợ sau bão Matthew ở Les Cayes, ngày 12/10. (Nguồn: AFP)

Chuyên gia hàng đầu về quản lý thảm họa của Ngân hàng Thế giới (WB) Niels Holm-Nielsen cho rằng mặc dù hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp bảo vệ người dân đã được cải thiện trên toàn khu vực, song “chúng ta vẫn phải chứng kiến nhiều thảm họa và thiên tai lớn cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, bởi vậy vẫn còn nhiều việc phải làm, kể cả ở Mỹ Latin và trên toàn thế giới”.

Các chuyên gia về phát triển nhấn mạnh việc giảm thiểu tác hại từ tình trạng hạn hán trên diện rộng có liên quan tới hiện tượng thời tiết El Nino là một ưu tiên quan trọng khác. Bắc Brazil, Guatemala và nhiều vùng khác ở Trung Mỹ đã gánh chịu hậu quả nặng nề. Thậm chí các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Bolivia khi người dân trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 25 năm trở lại đây.

Làn sóng di cư

Một vấn đề nghiêm trọng khác đang hủy hoại sự phát triển của khu vực chính là tình trạng tội phạm có tổ chức. Các vụ bạo lực nhóm ngày càng gia tăng ở El Salvador, Guatemala và Honduras đã khiến các quốc gia này trở thành nơi có tỷ lệ thương vong cao nhất thế giới ngoài những vùng có chiến sự. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khu vực đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng người di cư trầm trọng do hàng trăm nghìn người đã và đang tìm cách rời khỏi quê hương.

Trong khi đó, làn sóng di cư kinh tế cũng đang là một viễn cảnh khó lường do những thay đổi lớn trong chính sách của Washington dưới thời tân Tổng thống Donald Trump. Ông tuyên bố sẽ ngăn chặn những người nhập cư từ Mexico vào Mỹ bằng cách xây dựng một bức tường, với chi phí lấy từ việc tăng thuế lên mức 20% đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này. Ông cũng có thể sẽ thúc đẩy các chính sách nhằm hiện thực hóa lời đe dọa trục xuất hàng triệu người nhập cư Mỹ Latin bất hợp pháp. Nhiều gia đình đang phải chật vật trang trải cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu ông Trump chặn đứng việc người lao động nhập cư chuyển tiền về nhà cho thân nhân. Năm ngoái, chỉ tính riêng số tiền mà người lao động nhập cư chuyển từ Mỹ về Mexico đã được ngân hàng BBVA Bancomer ước tính lên tới 27 tỷ USD.

Dưới sức ép của những thách thức trong suốt hai năm qua, khi thành tựu có được từ xu thế phát triển thoát khỏi đói nghèo để vươn lên tầng lớp trung lưu ở các nước Mỹ Latin đang dần phai nhạt, giới chuyên gia cho rằng nhiều người giờ đứng trước nguy cơ quay trở lại cuộc sống khó khăn trước đây. Ông Villegas nhấn mạnh: “Thách thức mà chúng ta đối mặt là làm thế nào để đảm bảo những thành tựu đạt được trong thập kỷ trước vẫn được giữ vững và người dân không rơi trở lại tình trạng đói nghèo”.

nhung phep thu cho my latin Xu thế dịch chuyển sang cánh hữu của Mỹ Latin

Bối cảnh hiện nay tại Mỹ Latin đang tạo ra nhiều lợi thế cho phe cánh hữu.

nhung phep thu cho my latin Kinh tế Mỹ Latin năm 2017: Cần điều chỉnh đột phá

Với những tác động của bên ngoài, các chuyên gia dự báo triển vọng phục hồi kinh tế năm 2017 tại thị trường rộng lớn ...

nhung phep thu cho my latin Những "nốt trầm" của kinh tế Mỹ Latin

Bức tranh kinh tế chung của Mỹ Latin, vốn từng được ví như “ngôi sao đang lên” của thế giới trong giai đoạn phát triển ...

Hoài Minh (theo Reuters)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'