Giá tiêu hôm nay 17/9, thị trường liên tục giảm, đà tăng mờ mịt, bức tranh ngành hồ tiêu kém sắc. (Nguồn: ElmarSpices) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước diễn biến không đồng nhất tại các địa phương, giảm ở một số địa phương Tây Nguyên, đi ngang ở các vùng trọng điểm khác, giao dịch từ 65.000 – 68.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 65.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (66.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (66.000 đ/kg); Bình Phước (67.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 68.000 đ/kg.
Như vậy, từ đầu tuần này, giá tiêu trong nước liên tục điều chỉnh giảm với biên độ ngắn hoặc đi ngang, chưa ghi nhận phiên tăng giá.
Theo KT&ĐT, bước vào đầu vụ thu hoạch năm nay, tất cả đều trông chờ vào một vụ mùa thắng lợi về giá. Nhiều nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp lạc quan với mức tăng.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2022, thị trường cứ liên tục giảm, trong khi đà tăng mờ mịt do đồng USD tăng cao. Dự kiến từ nay đến cuối năm Fed còn ít nhất 2 lần điều chỉnh lãi suất nữa.
Xung đột Nga-Ukraine kéo dài cộng với tình hình dịch Covid-19 bùng phát khiến lạm phát tăng cao trên toàn cầu. Với bối cảnh đó, bức tranh của ngành hồ tiêu cuối năm nay không thể tươi sáng như dự tính.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 280 – 290 nghìn tấn (bao gồm 175 nghìn tấn sản lượng; 40 nghìn tấn nhập khẩu và 80 nghìn tấn tồn kho từ năm 2021 chuyển sang).
Dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu còn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu tại Indonesia và Trung Quốc gần kết thúc. Sản lượng hạt tiêu đen của Indonesia tương đương năm 2021, nhưng sản lượng hạt tiêu trắng dự kiến thấp hơn khoảng 15%.
Sang tháng 9, vụ thu hoạch hạt tiêu ở Brazil vào cao điểm, năng suất dự kiến tương đương năm ngoái. Các nhà xuất khẩu Brazil đang đẩy mạnh bán hàng tồn để chuẩn bị cho đợt hàng vụ mới.
Thực tế vài tháng gần đây, lượng hạt tiêu Brazil bán ra thị trường nhiều hơn với giá rẻ. Cùng với giá logicstic hợp lý, hạt tiêu Brazil đang chiếm ưu thế trên nhiều thị trường, nhất là tại châu Mỹ.
Trong khi đó, sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc cũng đã trở lại thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) không tăng.
| Hội nhập quốc tế, cơ hội-thách thức, quyền lợi-trách nhiệm của doanh nghiệp luôn song hành Chủ trương của Việt Nam hiện nay là hội nhập toàn diện với 3 trụ cột: Hội nhập quốc tế về kinh tế; hội nhập ... |
| Giá tiêu hôm nay 16/9, ngành hồ tiêu Việt Nam trước bộn bề thách thức, nhận định thời điểm giá lên 100.000 đ/kg Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giảm nhẹ tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giao ... |
| Điều gì khiến lợi nhuận của nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu Nga vẫn tăng giữa vòng vây cấm vận? Từ tháng 1-6/2022, doanh thu bán dầu của tập đoàn Rosneft (Nga) tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nợ giảm 12% ... |
| Tin thế giới 15/9: Xung đột Armenia-Azerbaijan, Chủ tịch EC tới Ukraine, Thượng đỉnh SCO là tâm điểm Azerbaijan đính chính thương vong sau đụng độ với Armenia, lãnh đạo Nga-Trung hội đàm, Thủ tướng Thụy Điển từ chức… là một số sự ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ... |