Giá tiêu hôm nay 2/10, sụt giảm mạnh trên thị trường xuất khẩu, tiêu Việt ‘thống lĩnh’ thị phần tại Mỹ. (Nguồn: Food Hacks) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ tại một số vùng trồng trọng điểm, giao dịch từ 63.000 - 65.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 63.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (64.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (64.000 đ/kg); Bình Phước (65.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 65.500 đ/kg.
Như vậy, trải qua tháng 9/2022, thị trường hồ tiêu nội địa mất trung bình 3.500 đồng/kg.
Đáng chú ý, ngày 30/9, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã điều chỉnh giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l giảm 50 USD/tấn, về mức 3.300 USD/tấn; giá tiêu đen xuất khẩu loại 550g/l giảm 200 USD, còn 3.400 USD/tấn; giảm mạnh nhất là giá tiêu trắng khi mất đến 400 USD/tấn, về còn 4.900 USD/tấn.
Đây là điều đã được dự báo trước khi tổ chức này đã giữ nguyên mức giá xuất khẩu của Việt Nam khá lâu, trong khi giá tiêu nội địa liên tục giảm và đồng USD vẫn đang mạnh nhất hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên mức giảm mạnh 400 USD/tấn như với tiêu trắng khiến thị trường có phần hơi sốc, bởi sự sụt giảm mạnh.
Về diễn biến giá tiêu Việt Nam xuất khẩu: Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.070 USD/ tấn, giảm 3,4% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 8,0% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.441 USD/tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trên thị trường thế giới, theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 7 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 8.465 tấn, tương ứng giảm 18,1% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu của Mỹ đã giảm 2,8% về lượng nhưng tăng gần 37% về trị giá, đạt 45.290 tấn, trị giá 265 triệu USD. Những thị trường cung cấp tiêu hàng đầu gồm Việt Nam, Brazil, Indonesia…
Trong đó, Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ, chiếm 73% lượng tiêu nhập khẩu của nước này so với mức 65% của cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong khi Mỹ giảm mạnh nhập khẩu tiêu từ các thị trường chính khác trong 7 tháng đầu năm như: Brazil giảm 44,2%; Indonesia giảm 14,6%, Ấn Độ giảm 16,6%… nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng 8,4%, đạt 39.188 tấn.
| Bất động sản mới nhất: Người vay ngân hàng mua nhà ‘ngồi trên đống lửa’, bỏ quy định 80% đồng ý là thu hồi đất, lý do hủy kết quả 5 gói thầu Lãi suất tăng, người vay mua nhà lo ngay ngáy gánh nặng trả nợ, không thu hồi khi 80% người có đất đồng ý, công ... |
| Tình hình Ukraine: HĐBA không thông qua nghị quyết về việc Nga sáp nhập các khu vực của Ukraine, Kiev nộp đơn gia nhập NATO Chiều 30/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) mở phiên họp về việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine. |
| Giá tiêu hôm nay 1/10: Thị trường tiêu phản ứng trái chiều, lý do tiêu Campuchia chủ yếu bán sang Việt Nam Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang tại một số vùng trồng trọng điểm, giao dịch từ 63.500 - 66.000 đ/kg. |
| Anh, Mỹ đưa hàng trăm cá nhân, doanh nghiệp Nga và Crimea vào ‘danh sách đen’ trừng phạt Ngày 30/9, Bộ Ngoại giao Anh thông báo, London đã trừng phạt Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, áp đặt lệnh phong ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/9): EU sẽ ‘cấm cửa’ kim cương Nga, Nord Stream hư hại ‘chưa từng có’, Moscow nói ‘cáo buộc ngớ ngẩn’, Đức kém vui EU cảnh báo áp dụng gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, đường ống khí đốt Nord Stream gặp sự cố, Mỹ-Nhật thúc đẩy ... |