Giá tiêu hôm nay 21/9/2024: Thị trường quay đầu, hồ tiêu Việt xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng hơn 90%. (Nguồn: Shutterstock) |
Giá tiêu hôm nay 21/9/2024 tại thị trường trong nước quay đầu tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.500 - 151.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 148.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (149.000 đồng/kg); Đắk Lắk (151.000 đồng/kg); Đắk Nông (151.000 đồng/kg); Bà Rịa - Vũng Tàu (149.000 đồng/kg) và Bình Phước (150.000 đồng/kg).
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/9): Phương Tây trừng phạt Nga, ngân hàng châu Âu ‘dính đạn’; nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu phục hồi không đồng đều |
Như vậy, sau 3 ngày giảm liên tiếp, giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu tăng ở các địa phương trọng điểm, mức tăng 500 – 2.000 đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở mốc 151.000 đồng/kg.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 8 vừa qua đạt kỷ lục 8.570 tấn, trị giá 52,7 triệu USD, tăng mạnh 45,1% về lượng và 52,4% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới 90,6% về lượng và 2,9 lần về trị giá.
Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu sang thị trường nền kinh tế lớn số 1 thế giới này đạt 51.802 tấn, trị giá 258,3 triệu USD, tăng 53,5% về lượng và 90,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường này chiếm 28,3% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng so với mức 18% của cùng kỳ năm ngoái.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân sang Mỹ trong 8 tháng tăng 24,3%, lên mức bình quân 4.986 USD/tấn.
Việt Nam luôn duy trì vị trí là nguồn cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào Mỹ với thị phần chiếm khoảng 80% dung lượng nhập khẩu của thị trường.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), tại Indonesia, một số khu vực sản xuất chính đã hoàn tất thu hoạch. Các nhà sản xuất đã bán ra một lượng hàng lớn. Giá tiêu tại Indonesia đang tăng nhanh 200 - 300 USD/tấn và hầu hết các nhà xuất khẩu đang hạn chế chào hàng.
Ngay từ đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Indonesia đã gia tăng mạnh mẽ, trái ngược với sự sụt giảm của các quốc gia sản xuất hàng đầu như Brazil hay Việt Nam.
Số liệu cho thấy, tính đến hết tháng 7/2024, xuất khẩu tiêu của đất nước vạn đảo đã đạt 22.829 tấn, trị giá hơn 111 triệu USD, tăng mạnh 55,6% về lượng và 59,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Indonesia trong 7 tháng đầu năm là 4.869 USD/tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng giá khá khiêm tốn so với các quốc gia sản xuất hàng đầu khác và mặt bằng chung của thị trường quốc tế trong thời gian qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.589 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.154 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 7.100 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 10.150 USD/tấn.
| Giá tiêu hôm nay 20/9/2024: Thị trường lao dốc, giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu tăng hơn 70% so với cùng kỳ Giá tiêu hôm nay 20/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 ... |
| Giá tiêu hôm nay 19/9/2024: Thị trường neo ở giá cao, người trồng phấn khởi mở rộng đầu tư, diện tích Giá tiêu hôm nay 19/9/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 ... |
| Bất động sản mới nhất: Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2; biệt thự, liền kề ven Hà Nội “nóng” dần, giá sẽ tăng; nhiều người bỏ cọc ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/9): Phương Tây trừng phạt Nga, ngân hàng châu Âu ‘dính đạn’; nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu phục hồi không đồng đều Các biện pháp phương Tây trừng phạt Nga gây rủi ro lớn cho ngân hàng Thụy Sỹ, Mỹ giảm lãi suất lần đầu kể từ ... |
| Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2: ‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia ... |