Giá tiêu hôm nay 24/5, lý do giá giảm, thị trường kém sôi động, tiêu Việt trước áp lực cạnh tranh lớn. (Nguồn: SAM Agritech) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 72.000 – 75.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (72.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (73.500 đ/kg); Bình Phước (74.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đ/kg.
Công ty Cổ phần Liên Thành đánh giá, lượng hàng tồn hiện tại ước khoảng 80.000 - 100.000 tấn. Đây là khối lượng tương đối cao trong bối cảnh xuất khẩu các tháng đầu năm suy giảm. Nguyên nhân xuất khẩu suy giảm do tình hình lạm phát toàn cầu, Trung Quốc kiên trì chính sách zero Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết.
Như vậy, nhìn tổng thể thị trường sắp tới khá ảm đạm. Ông Nguyễn Tấn Hiên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trân Châu nhận định, đầu vụ năm nay mua bán kém sôi động trong khi hàng tồn ở Trung Đông vẫn còn. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ thì có kế hoạch mua dài hạn.
Hàng tồn của các năm trước còn nhiều, sản lượng không thấp hơn năm trước nên giá sẽ không tăng mạnh nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Tiêu Brazil hiện có mặt khắp nơi trên thế giới, Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh nếu Brazil tấn công thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, lượng tồn kho vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu khách hàng yếu nên doanh nghiệp xuất khẩu cũng lưỡng lự trong việc thu mua.
Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Trong đó, Bà Rịa-Vũng Tàu là 1 trong 6 tỉnh được hỗ trợ bảo hiểm về cây hồ tiêu.
Các loại cây trồng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp có: lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; vật nuôi có trâu, bò, heo và nuôi trồng thủy sản có tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Hình thức hỗ trợ mức bảo hiểm được chia theo từng đối tượng. Trong đó, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được hỗ trợ tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có được hỗ trợ mức tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định nêu trên được hỗ trợ tối đa theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg cũng quy định cụ thể rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; trâu, bò, heo; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra như: Thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...); dịch bệnh đối với cây lúa (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn...); dịch bệnh đối với trâu, bò, heo (bệnh lở mồm long móng, tai xanh, nhiệt thán, xoắn khuẩn).
Các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra không thuộc diện hỗ trợ.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/5/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
| Ảnh ấn tượng tuần (16-22/5): Xung đột Nga-Ukraine, đưa binh sĩ rời nhà máy thép Azovstal, phá bom ở Borodianka và xe tăng bị phá hủy tại Bucha Xung đột Nga-Ukraine, đưa binh sĩ bị thương rời nhà máy thép Azovstal, xả súng tại Mỹ, bầu cử ở Australia, Covid-19 ở Trung Quốc ... |
| Bất động sản mới nhất: Áp lực lạm phát, cảnh báo tình trạng ‘no hàng’, chỉ xuống tiền với dự án ‘sáng đèn’, Hà Nội sẽ có thêm sân bay quốc tế Chuyên gia cảnh báo tình trạng thanh khoản kém trong khi giá nhà cao ngất ngưởng, chỉ ra 3 sai lầm của nhà đầu tư; ... |