Nhỏ Bình thường Lớn

Nghịch lý trong thúc đẩy tăng trưởng xanh

Cuộc xung đột ở Ukraine và khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang tạo ra những tác động tiêu cực, nhưng bù lại, quá trình chuyển đổi năng lượng đã được đẩy nhanh.
Chuyển dịch năng lượng xanh là xu thế rõ nét thời kỳ mới
Các cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy quá trình đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.

Đúng là giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến đã thúc đẩy nhu cầu lớn hơn đối với than đá, nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, điều này cũng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Quan trọng hơn, các cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy quá trình đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn thế giới. Năm 2022, lần đầu tiên, mức chi tiêu toàn cầu cho các dự án năng lượng Mặt trời và gió đã vượt qua đầu tư vào các dự án dầu mỏ, khí đốt mới và cũ.

Các chính phủ Mỹ và châu Âu mạnh tay chi hàng tỷ USD trợ cấp cho các công nghệ “sạch” trong thập kỷ tới. Trung Quốc cũng cung cấp các ưu đãi mạnh mẽ. Đây là một hệ quả đáng mừng khiến quá trình chuyển đổi xanh có thể đã được đẩy nhanh hơn từ năm đến mười năm.

Theo các chuyên gia kinh tế, quá trình này vẫn có thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nếu các nước có những động thái thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ hơn.

Nhưng trên thực tế, dù các chính phủ đã nới lỏng hầu bao, nhưng dường như xu hướng giảm ưu đãi đầu tư đã bắt đầu. Việc kích thích trở lại rất quan trọng, vì theo như tiến trình hiện tại, thế giới khó có thể đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, cột mốc để hạn chế mức tăng nhiệt độ vào năm 2100 lên 1,5°C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp.

Tại châu Mỹ, nhiều dự án năng lượng Mặt trời đang bị đình trệ và ở châu Âu, thỏa thuận mua lại điện ít hơn lượng điện được sản xuất ra.

Một trong những vấn đề bất cập là việc cấp giấy phép. Sự chậm trễ trong khâu này đã ngáng trở các công ty muốn đầu tư để bắt đầu triển khai dự án.

Một vấn đề khác, đó là giá trần và các loại thuế khác nhau, lãi suất, cũng như mọi chi phí khác đều tăng đang là những rào cản khiến các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cảm thấy nản lòng.

Những khoản tăng chi phí này sẽ xử lý được, nếu chúng có thể được chuyển vào giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chính phủ can thiệp vào thị trường điện để giữ giá thấp hoặc tăng các khoản thu đối với nhà cung cấp điện, nhằm hạn chế tác động đến nền kinh tế. Nhưng đây có thể trở thành sai lầm, khi mục tiêu ngắn hạn này làm giảm đầu tư cho năng lượng tái tạo cần thiết cho ngày mai.

Tất cả các vấn đề trên có nghĩa là để giữ cho các khoản đầu tư hấp dẫn, năng lượng xanh sẽ phải được bán với giá cao hơn mong muốn của chính phủ. Tuy nhiên, quan điểm của các chính phủ hiện nay là dù phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng cũng không thể chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Đây chính là nghịch lý trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương về sản xuất và tiêu dùng bền vững (APRSCP) lần thứ 16 vừa diễn ra tại thủ ...

Chuyển đổi kinh tế-sinh thái, xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam

Chuyển đổi kinh tế-sinh thái, xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức lớn, đòi hỏi Việt Nam cần sớm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ...

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh

Ngày 15/2, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Chính sách công – Đại học Tokyo, dưới sự ...

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Khi Việt Nam đã ‘bước lên thuyền’

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Khi Việt Nam đã ‘bước lên thuyền’

Đại hội XIII của Đảng đề cao ý chí, khát vọng phát triển đất nước. Trong các văn kiện của Đại hội XIII của Đảng, ...

Tận dụng ưu đãi từ UKVFTA trong thương mại xanh và công bằng

Tận dụng ưu đãi từ UKVFTA trong thương mại xanh và công bằng

Doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng tốt hơn những ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc ...

(theo Le Nouvel Economiste)