Giá tiêu hôm nay 25/9, ổn định, cao nhất 81.000đ/kg. (Nguồn: AdobeStock) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch ở mức từ 77.000 - 81.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (78.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (79.000 đ/kg); Bình Phước (80.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 81.000 đ/kg.
Trong phiên vừa qua ghi nhận giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 50 USD/tấn, theo số liệu của ipcnet.
Cụ thể, tiêu đen lên mức 4.190 USD/tấn, trong khi tiêu trắng 4.290 USD/tấn. So với đầu tháng các mức giá trên đều tăng 165 USD/tấn.
Tình hình xuất khẩu qua các tháng càng ngày càng bị chậm lại, nguyên nhân chính vẫn do Covid-19 và giá cước vận tải biển đang vẫn còn rất cao.
Các doanh nghiệp cho biết, với tình hình hiện nay, giá tiêu tăng mạnh nhưng nông dân không được hưởng lợi nhiều, vì hầu hết hàng đã bán ngay đầu vụ.
Còn các doanh nghiệp thì thua lỗ bởi phải bù vào giá cước vận tải, chi phí phát sinh để đảm bảo yêu cầu phòng dịch Covid-19 trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, trong thời gian thực hiện yêu cầu “3 tại chỗ”, nhà máy của ông chỉ có thể hoạt động 30% do không thể đáp ứng được toàn bộ điều kiện ăn, ở cho toàn bộ công nhân.
Xuất khẩu hồ tiêu của Phúc Sinh trong 8 tháng đầu năm nay giảm gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 12,4 nghìn tấn.
Nhận định về thị trường những tháng cuối năm, theo các chuyên gia, giá tiêu sẽ tiếp tục tăng. Nguyên nhân cơ bản là cung giảm, cầu tăng, nguồn cung tiếp tục bị đình trệ.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định, năm 2020 - 2021 là năm giá tiêu chạm đáy và bắt đầu một chu kỳ lên giá mới. Đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá tiêu sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm, giá sẽ đạt từ 90.000 đến 100.000 đồng/kg”.
Lý giải cho nhận định này, ông Bính thông tin, mấy năm vừa qua, sản lượng hồ tiêu đạt khá, nguồn cung dồi dào, giá thấp nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua tích trữ, thời gian ngắn nữa, số tiêu tích trữ này sẽ tiêu thụ hết.
Khi đó, nhu cầu về tiêu mới lộ rõ và Việt Nam sẽ là thị trường mà các doanh nghiệp này nhắm tới, bởi Việt Nam là quốc gia đang cung gần 60% lượng hàng nguyên liệu hồ tiêu cho thế giới. Nhất là trong điều kiện Brazil, Indonesia cũng đang rơi vào tình trạng sản lượng tiêu thu hoạch giảm do mất mùa.
Trên thị trường thế giới, theo Cổng thông tin Ngoại thương Brazil, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong 8 tháng đầu năm đạt 55.827 tấn, trị giá 161,16 triệu USD.
Con số này giảm 10,9% về lượng nhưng tăng 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu tăng cao.
Cụ thể, giá xuất khẩu hạt tiêu của Brazil đã tăng 48,3% trong 8 tháng qua lên mức bình quân 2.887 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil sang một số thị trường lớn có xu hướng giảm, như Mỹ giảm 28,6%, Việt Nam giảm 41,4%, Ai Cập giảm 8,9%.
| Mở cửa du lịch: Chậm mà chắc với 4 bài học kinh nghiệm Việc mở cửa trở lại ngành du lịch trong bối cảnh sống chung với Covid-19 nên diễn ra cẩn thận và từ từ, chậm mà ... |
| Giá tiêu hôm nay 24/9, nối đà tăng nhẹ, thấp nhất 77.000đ/kg, nguyên nhân tiêu trong nước tăng giá Tình hình dịch Covid-19 đang làm đứt gãy chuỗi lưu thông hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng, khiến con số xuất khẩu hồ tiêu ... |