Giá tiêu hôm nay 26/1/2024, dòng tiền chuyển hướng sang cà phê, nhận định lạc quan, thị trường có thể trở lại thời hoàng kim. (Nguồn: Ptexim) |
Giá tiêu hôm nay 26/1/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 79.500 – 82.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 80.000 đồng/kg.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/1): Giá khí đốt sẽ cao kỷ lục, tuyến đường biển của Nga có thể trở thành huyết mạch vận tải mới |
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (79.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (82.500 đồng/kg); Bà Rịa - Vũng Tàu (81.500 đồng/kg) và Bình Phước (82.000 đồng/kg).
Như vậy, so với cùng thời điểm hôm qua, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước, các địa phương vùng trồng trọng điểm khác giữ nguyên, giá cao nhất là 82.500 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Nông, Đắk Lắk.
Chuyên gia nhận định thị trường tiếp tục giao dịch thấp từ nay đến khi Việt Nam bước vào thu hoạch rộ vụ mùa năm nay. Dòng vốn đang hướng về cà phê khi giá mặt hàng nông sản này tăng cao kỷ lục. Hiện cà phê Tây Nguyên đang bán quanh vùng giá 75.000 đồng/kg.
Trên các diễn đàn, nhiều hộ nông dân dự báo giá hồ tiêu sẽ còn tăng cao, vượt qua mốc 100.000 đồng/kg và quay lại thời kỳ hoàng kim. Kỳ vọng trên không phải không có cơ sở, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất, theo các chuyên gia là sản lượng vụ 2024 tại Việt Nam.
Hồ tiêu vốn là mặt hàng ít chịu ảnh hưởng bởi sự lên xuống của thị trường tài chính toàn cầu như cà phê. Do đó, thông tin quyết định đến giá tiêu chủ yếu là cân đối cung cầu giữa các bên.
Các nguồn tin đều dự báo sản lượng hạt tiêu năm 2024 của Việt Nam có thể sẽ giảm khoảng 10 - 15% xuống còn 160.000 - 165.000 tấn. Cùng với tồn kho thấp nhất các năm thì nguồn cung thiếu hụt từ Việt Nam sẽ là nhân tố đẩy giá tiêu tăng cao trong năm nay.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 8.256 tấn hồ tiêu, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 3.841 tấn hồ tiêu từ Indonesia, giảm 10,9% so với cùng kỳ và chiếm 45,7% thị phần. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 2.601 tấn, tăng 11,9%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng nhỏ tiêu từ Brazil, Malaysia, Ấn Độ…
Hồ tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương nước này. Một số địa phương ở Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam có thể kể đến như Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc và một số tỉnh khu vực phía Bắc Trung Quốc.
Trong năm 2024, nhu cầu sử dụng hồ tiêu tại Trung Quốc được cho là vẫn ở mức cao do thói quen tiêu dùng. Ngoài ra, du lịch nội địa phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng. Bên cạnh đó, mùa đông năm nay lạnh và kéo dài khiến nhiều người dân hướng đến sử dụng các món ăn cay, nóng như lẩu, nướng... trong đó hồ tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.
| Thế giới rạn nứt, xung đột chính trị, đối đầu Mỹ-Trung Quốc đang thay đổi dòng chảy FDI, người thắng kẻ thua và sức ảnh hưởng từ ông Trump Việc Mỹ và đồng minh hạn chế đầu tư công nghệ cao vào Trung Quốc, mối lo ngại ngày càng tăng của các công ty ... |
| Giá tiêu hôm nay 24/1/2024, triển vọng 2024 tích cực, tiêu Việt chiếm 78% thị phần nhập khẩu của Mỹ Giá tiêu hôm nay 24/1/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.000 – 82.500 ... |
| Giá tiêu hôm nay 25/1/2024, thị trường trầm lắng, giao dịch cầm chừng, chủ yếu mua đầu cơ Giá tiêu hôm nay 25/1/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.000 – 82.500 ... |
| Kinh tế thế giới: Kỳ vọng vào năm 2024! Nền kinh tế thế giới vừa đi qua năm 2023 trong tình trạng tốt hơn mong đợi về nhiều mặt. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/1): Giá khí đốt sẽ cao kỷ lục, tuyến đường biển của Nga có thể trở thành huyết mạch vận tải mới Thị trường khí đốt toàn cầu có thể thiếu cung, Nga kêu gọi Trung Quốc tham gia bảo hiểm hàng hóa cho tuyến đường biển ... |