Giá tiêu hôm nay 26/9, thị trường trái ngược dự báo, hàng tồn tăng, dòng tiền chảy ngược sang cà phê, hồ tiêu gặp lực cản lớn. (Nguồn: Borneo Talk) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định tại một số vùng trồng trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 67.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 64.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (65.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (65.000 đ/kg); Bình Phước (66.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 67.000 đ/kg.
Như vậy, tuần qua, tại thị trường trong nước, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; giảm 1.000 đồng/kg ở Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Trên bình diện toàn cầu, thị trường tuần qua cho thấy phản ứng trái chiều, khi chỉ có giá tiêu nội địa của Sri Lanka được báo cáo tăng. Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, nguyên nhân do hầu hết các đồng tiền suy yếu so với USD.
Cụ thể, sau khi được báo cáo ổn định trong 2 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ đã phản ứng tiêu cực trong tuần này do sự suy yếu của đồng Rupee Ấn Độ.
Tuần qua, thị trường tiếp tục gặp bất lợi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng mạnh lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng nhiều ngân hàng các nước có động thái tương tự. Đồng USD cao tiếp tục gây bất lợi cho xuất khẩu, khi các doanh nghiệp khó vay vốn, còn nhu cầu những mặt hàng không thiết yếu như hồ tiêu sẽ bị giảm đi vì lạm phát.
Theo các thành viên Diễn đàn những người làm hồ tiêu Việt Nam đánh giá, tình cảnh của cà phê và hồ tiêu đang thể hiện bức tranh trái ngược hẳn so với đầu năm.
Đầu năm nay, lo ngại giá tiêu tăng, cà phê giảm, giới đầu cơ đổ xô trữ tiêu. Đến bây giờ, giá tiêu càng ngày càng xuống, trong khi cà phê đã có lúc lên đến trên 50.000 đồng/kg, dòng tiền lại chảy ngược về cà phê.
Tính đến thời điểm này, lượng tiêu dự trữ đã tăng khá cao, lên 100.000 tấn. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi vụ thu hoạch sắp tới, con số trên sẽ là trở lực lớn trên con đường hồ tiêu tìm lại các mốc giá tăng từ nay đến cuối năm.
Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường nhập khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới. Hiện, nguồn cung hạt tiêu cho EU chủ yếu từ thị trường ngoại khối, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
EU là thị trường mà bất kỳ nước sản xuất hạt tiêu nào cũng muốn thâm nhập sâu, rộng.
Dự kiến, nhập khẩu hạt tiêu của EU có khả năng tăng với tốc độ tăng hằng năm khoảng 1-2%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, EU nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường ngoại khối đạt 35,9 nghìn tấn, trị giá 170,53 triệu EUR, tăng 8,9% về lượng và tăng 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt xấp xỉ 19,8 nghìn tấn, trị giá 94,27 triệu EUR, tăng 27,6% về lượng và tăng 103,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu EU tăng từ 31,25% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 37,36% trong 6 tháng đầu năm 2022.
| Ngoại trưởng Lavrov: Nga không nên bị gán cho là từ chối đàm phán với Ukraine Phát biểu tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ, ngày 24/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng ... |
| Xung đột ở Ukraine: Nga nói về việc sáp nhập các vùng lãnh thổ, Trung Quốc kêu gọi giải pháp ngoại giao Liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nguồn tin trong Hạ viện Nga cho biết, thủ tục gia nhập của các lãnh thổ DPR, LPR, ... |
| Lãnh đạo Ai Cập và Sudan thảo luận về đập thủy điện Đại phục hưng Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 24/9 đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp Sudan Abdel-Fattah El-Burhan, đang ... |
| Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội cao gấp đôi TP.HCM, dòng tiền trở lại khu vực phía Nam, địa ốc công nghiệp sôi động Giá chung cư Hà Nội cao gấp đôi, gấp ba lần TPHCM, tỷ lệ lấp đầy địa ốc công nghiệp cao, đấu giá đất ngoại ... |
| Nga và Ai Cập cân nhắc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại Đại sứ Nga tại Ai Cập Georgy Borisenko cho biết Moscow và Cairo đang xem xét việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán ... |