Giá tiêu hôm nay 31/7/2023, thị trường tích cực, Việt Nam không còn là nhà cung hồ tiêu lớn nhất của Trung Quốc. (Nguồn: arabstuffs.com) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000 – 70.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 67.000 đồng/kg.
Tin liên quan |
Giá vàng hôm nay 30/7/2023, Giá vàng giảm, thị trường 'khát khao' thông tin từ Fed, quý kim vẫn đáng đầu tư, vàng SJC có lối đi riêng |
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (68.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (68.000 đồng/kg); Bình Phước (69.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn. Phiên cuối tuần, IPC điều chỉnh giảm nhẹ giá tiêu tại Indonesia. Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế nhận định, thị trường tuần này cho thấy tín hiệu tích cực.
Báo cáo mới nhất của Ned Spice nhận định, dù vụ thu hoạch đang diễn ra tại cả Indonesia và Brazil nhưng tổng khối lượng mới có sẵn để xuất khẩu sẽ không vượt quá 50 ngàn tấn trong 3 tháng tới.
Trong khi đó, với lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm cao, dự báo đến hết tháng 8/2023 Việt Nam sẽ xuất khẩu lượng hàng tương đương sản lượng năm nay. Như vậy cơ bản giai đoạn cuối năm sẽ thiếu hàng, cần giải phóng kho dự trữ và tăng cường nhập khẩu từ các nước, nhất là Brazil. Tuy nhiên, với dự báo sản lượng giảm thì nguồn nhập khẩu cũng không mấy dồi dào.
Ông Lê Việt Anh, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, vụ mùa hồ tiêu tại Việt Nam năm 2023 tương đối khả quan, ước sản lượng thu hoạch đạt 200.000 tấn, tăng 9,3% so với năm ngoái.
Trong khi đó, theo IPC, sản lượng thu hoạch từ các nước sản xuất khác như Brazil, Indonesia và Ấn Độ đều dự báo giảm so với năm 2022. Tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu 2023 ước đạt 526.000 tấn, so với mức 537.600 tấn của năm 2022. Khi nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm thì giá tiêu được nhận định sẽ tăng lên.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu hạt tiêu từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong đó, các nguồn cung hạt tiêu chủ yếu cho Trung Quốc gồm: Indonesia, Việt Nam, Brazil, Malaysia và Ấn Độ.
Ghi nhận cho thấy, Indonesia là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay, lượng đạt trên 1,6 nghìn tấn, trị giá 6,65 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 46,6% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 52,64% trong 5 tháng đầu năm 2023.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 3,1% về lượng, đạt 1,2 nghìn tấn, nhưng kim ngạch giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,31 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 29,54% trong 5 tháng đầu năm 2022 lên 39,39% trong 5 tháng đầu năm 2023.
| Bất động sản mới nhất: Thu hồi hơn 540 ha đất dự án, 29 tỉnh đề xuất giảm diện tích trồng lúa, sắp đấu giá đất ở Lào Cai, Phú Thọ Chỉ tiêu sử dụng đất của cả nước đạt tỷ lệ thấp, sắp đấu giá gần 300 lô đất ở Phú Thọ, Lào Cai, Đồng ... |
| Giá tiêu hôm nay 29/7/2023, xuất khẩu tăng về lượng nhưng giảm giá trị; Việt Nam là trung tâm sản xuất hồ tiêu của thế giới Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000 – 70.000 đồng/kg. |
| Kinh tế Việt Nam: CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%, chỉ có 1 nhóm hàng giảm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có ... |
| Giá tiêu hôm nay 30/7/2023, dự đoán giá tiêu tại quốc gia này sẽ tăng hơn, tiêu nhập vào Trung Quốc không được giá Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000 – ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/7): Nga ‘cấm cửa’ thủy sản từ các nước không thân thiện, Czech lo khí đốt cho mùa Đông, Mỹ tăng lãi suất IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ tăng lãi suất lần thứ 11, Nga ra tay với thủy sản từ các quốc gia ... |