Giá tiêu hôm nay 4/9, thị trường phản ứng trái chiều, khó chồng khó, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu Campuchia. (Nguồn: Public Goods Blog) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 - 70.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (67.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (67.500 đ/kg); Bình Phước (68.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 70.000 đ/kg.
Hiện thị trường trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên tạm ngừng giao dịch, nhưng không khí trước đó cũng trầm lắng.
Thông tin Trung Quốc tiếp tục áp lệnh phong tỏa đối với một số khu vực sau khi bùng phát những đợt dịch Covid-19 mới, khiến thị trường thêm ảm đạm. Áp lực giảm ngày càng lớn trong bối cảnh vụ thu hoạch mới sắp tới. Với những nhận định ban đầu thì sản lượng vụ mới sẽ tốt hơn năm qua.
Trong khi đó, mức tiêu thụ đang chậm lại do xuất khẩu giảm, hàng ngàn tấn tiêu sọ Trung Quốc đặt mua chưa nhận hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay bị siết chặt, dòng tiền luân chuyển sang cà phê đang khiến thị trường hồ tiêu trong nước khó chồng khó.
Theo KT&ĐT, tổng kết tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá thị trường phản ứng trái chiều, chỉ có Ấn Độ là tăng. Sau khi được báo cáo ổn định trong 2 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ đã phản ứng tích cực trong tuần này. Trong khi giá tiêu Indonesia tiếp tục được báo cáo ổn định trong 3 tuần qua.
Tuy nhiên, hôm 2/9, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế bất ngờ điều chỉnh giá hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia. Cụ thể, tiêu trắng Muntok từ 5.509 lên 6.358 USD/tấn; tiêu đen Lampung từ 3.426 lên 4.065 USD/tấn. Hiện các mức giá trên đã bằng với thời điểm tháng 8/2022.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 7, Việt Nam đã nhập khẩu 4.451 tấn hồ tiêu, trị giá 17,3 triệu USD, tăng mạnh 29,1%, kim ngạch tăng 26,5% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 25.750 tấn hồ tiêu (trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn), so với cùng kỳ năm trước, lượng nhập khẩu tăng 37,8%, tương đương 7.066 tấn.
Đứng đầu nhập khẩu trong VPA là Olam đạt 8.312 tấn, so cùng kỳ giảm 1,7%; tiếp theo là Trân Châu: 2.741 tấn, tăng 436,4%; KSS: 1.343 tấn, tăng 6,3%; Gia vị Sơn Hà: 1.326 tấn, giảm 23,9%. 3 doanh nghiệp ngoài VPA có lượng nhập khẩu lớn từ Campuchia là Thái Sang: 3.160 tấn, Quỳnh Trung: 2.450 tấn, Hồng Vũ: 2.024 tấn.
Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6%.
Trong đó nhập khẩu từ Campuchia tăng 155,1%, đạt 11.356 tấn; từ Brazil tăng 32,1%, đạt 7.177 tấn và và từ Indonesia giảm 36,5%, xuống còn 4.290 tấn với chủ yếu là tiêu trắng.
| Dòng vốn FDI dịch chuyển Giai đoạn 2020-2022 đang chứng kiến sự biến động mạnh của dòng vốn FDI toàn cầu, trước tác động của dịch bệnh và các diễn ... |
| Bất động sản mới nhất: Yêu cầu minh bạch thông tin quy hoạch, thị trường đối mặt nhiều sóng gió, sổ đỏ ép plastic có nguy cơ mất tính pháp lý Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; ... |
| Giá tiêu hôm nay 3/9, giá hồ tiêu xuất khẩu biến động không đồng nhất, tiêu Việt sang Trung Quốc giảm mạnh Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 - 70.000 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (26/8-1/9): Nga nêu lý do Dòng chảy phương Bắc 1 dừng bơm, Đức gặp khó nếu áp trần giá khí đốt, hàng không Trung Quốc lỗ nặng Thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng bởi “làn sóng” lạm phát, Nga nói lệnh trừng phạt khiến Gazprom không thể cấp khí đốt cho ... |
| 'Bão' lạm phát đẩy kinh tế toàn cầu tiệm cận suy thoái Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng có nguy cơ rơi vào suy thoái, khi người ... |