Nhỏ Bình thường Lớn

Giá tiêu hôm nay 7/8: Tăng nhẹ, cao nhất 76.000đ/kg; rộng cửa cho tiêu trong nước tiếp tục tăng giá

Các chuyên gia nhận định, với đà khan hiếm như hiện nay, có thể giá tiêu sẽ sớm cán mốc 80.000 đồng/kg ngay trong tháng 8 này.
(Nguồn: EMediHealth)
Giá tiêu hôm nay 7/8: Tăng nhẹ, cao nhất 76.000đ/kg. (Nguồn: EMediHealth)

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 7/8, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.300 Rupee/tạ, tiếp tục giảm nhẹ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 5-11/8/2021 là 312,13 VND/IRN.

Bất động sản mới nhất: Nhà cho thuê vật vã vì Covid-19, ‘sóng ngầm’ bất động sản công nghiệp; quy định về sở hữu nhà với người nước ngoài

Bất động sản mới nhất: Nhà cho thuê vật vã vì Covid-19, ‘sóng ngầm’ bất động sản công nghiệp; quy định về sở hữu nhà với người nước ngoài

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 72.500 - 76.000 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (73.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (74.000 đ/kg); Bình Phước (75.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 76.000 đ/kg.

Với việc Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Brazil bước vào vụ thu hoạch mới trong tháng 7 và tháng 8, giá tiêu trên thị trường thế giới được dự đoán có thể chịu áp lực trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, giá hạt tiêu được cho là vẫn ổn định ở mức cao trong quý III nhờ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó điển hình là sản lượng hồ tiêu ở một số nước sản xuất lớn có xu hướng giảm.

Song song đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước xuất khẩu tiêu như Việt Nam, Indonesia và Malaysia khiến việc thu hoạch và bán ra thị trường bị ảnh hưởng.

Mặt khác, giá cước vận tải biển tăng cao và nhu cầu của các thị trường lớn phục hồi cũng tác động đáng kể lên giá tiêu nguyên liệu tại các nước xuất khẩu.

Tại thị trường trong nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm 2021, dù khối lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm (đạt 182 nghìn tấn, giảm 1,3%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 599 triệu USD, tăng 49,8%). Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 3.292,9 USD/tấn (tăng 51,8%).

Không chỉ Việt Nam, giá tiêu trắng trên thị trường quốc tế cũng tăng khá mạnh từ 30% đến 39% kể từ đầu năm đến nay. Còn giá tiêu đen Indonesia tăng 25,7%, tiêu đen Ấn Độ tăng 17,5%, tiêu đen Malaysia tăng 35,6%, đặc biệt tiêu đen Brazil tăng tới 42,9%.

Theo giới quan sát, sự sụt giảm sản lượng hạt tiêu của Việt Nam - nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới - là nguyên nhân thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên trong những tháng đầu năm nay.

Nhận định của các chuyên gia, nhu cầu nội địa sẽ tăng cao trong tháng 8/2021 do các đơn vị xuất khẩu tăng mua để bù vào lượng tiêu dự trữ thiếu hụt trong kho. Với đà khan hiếm như hiện nay, có thể giá tiêu sẽ sớm cán mốc 80.000 đồng/kg ngay trong tháng 8 này.

Với ‘lợi thế đi sau’ và ‘chuyển làn, vượt xe’, kinh tế Trung Quốc còn tăng trưởng đến mức nào?

Với ‘lợi thế đi sau’ và ‘chuyển làn, vượt xe’, kinh tế Trung Quốc còn tăng trưởng đến mức nào?

Bất chấp các yếu tố bất lợi, chỉ cần duy trì sức mạnh, tiếp tục sử dụng các lợi thế riêng có, Trung Quốc vẫn ...

Xuất khẩu ngày 3-6/8: Trung Quốc siết kiểm dịch nhập nông sản Việt; nhãn Hải Dương tự tin đến EU, Mỹ

Xuất khẩu ngày 3-6/8: Trung Quốc siết kiểm dịch nhập nông sản Việt; nhãn Hải Dương tự tin đến EU, Mỹ

Trung Quốc siết kiểm dịch nhập nông sản Việt; một số mặt hàng thông thương trở lại tại cửa khẩu Móng Cái, nhãn Hải Dương ...

(tổng hợp)