Giá tiêu hôm nay 8/4/2023, kỳ vọng trước mùa vụ tiêu tan, người trồng thua lỗ, thương lái khó mua hàng. (Nguồn: Getty) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.000 – 65.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (63.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (64.000 đồng/kg); Bình Phước (65.000 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 65.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.225 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.275 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.780 USD/tấn. Trong khi đó, IPC liên tục điều chỉnh giảm giá tiêu xuất khẩu của Indonesia những ngày qua.
Về ngành trồng tiêu nội địa, nhiều hộ dân đánh giá, trước đây cây hồ tiêu dẫn đầu về lợi nhuận, nhiều nhà vườn thu cả tỷ đồng/ha tiêu. Thế nhưng, 3 - 4 năm trở lại đây, thời tiết thất thường khiến năng suất hồ tiêu giảm mạnh. Cùng với đó, giá hồ tiêu liên tục giảm khiến nông dân đua nhau chặt bỏ cây trồng này vì thua lỗ.
Vụ mùa năm nay đang dần kết thúc với đa số nhà vườn thua lỗ, sản lượng giảm, diện tích thu hẹp.
Vụ thu hoạch hồ tiêu tại Việt Nam cơ bản đã kết thúc, với sản lượng không được như kỳ vọng. Một vài tháng nữa, các nước sản xuất như Brazil và Indonesia tiếp tục thu hoạch hồ tiêu năm nay.
Như vậy nguồn cung hồ tiêu trên bình diện toàn cầu sẽ được duy trì liên tục. Tuy nhiên, theo phản ánh hiện các giao dịch cầm chừng và khó mua hàng.
Không riêng Việt Nam, năm nay sản lượng sụt giảm còn được dự báo ở cả Brazil và Indonesia. Như quốc gia cùng trong khu vực Đông Nam Á với Việt Nam, từ đầu năm giá tiêu xuất khẩu liên tục biến động, trong khi các công ty phản ánh họ rất khó tìm được nguồn hàng, do sản lượng đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa.
Ở Brazil, thời tiết cực đoan từ đầu năm cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu. 2 quốc gia trên đều là những nước xuất khẩu hồ tiêu lớn, chỉ đứng sau Việt Nam.
Với thị trường trong nước, hiện nông dân và thương lái vẫn có tâm lý găm hàng chờ giá cao. Sản lượng thực tế sẽ được các cơ quan hữu quan, tổ chức liên quan công bố trong thời gian tới. Tuy nhiên, có một sự thực được phản ánh trong suốt quãng thời gian vừa qua là người nông dân đã mất mùa còn mất giá.
Bao nhiêu kỳ vọng trước vụ mùa năm nay tiêu tan, khi giá bán tiêu thấp hơn tới 20.000 - 25.000 so với vụ trước. Trong khi chi phí tăng cao.
Ghi nhận trong hai tháng đầu năm 2023 cho thấy, Việt Nam vẫn là khách hàng nhập khẩu tiêu lớn nhất của Brazil với sản lượng đạt mức 2.932 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, giá tiêu nhập khẩu bình quân của Việt Nam từ Brazil cũng giảm 32,2% so với hai tháng đầu năm ngoái, khoảng 2.640 USD/tấn (FOB).
Tính trong hai tháng đầu năm nay, lượng tiêu xuất khẩu của Brazil sang Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ấn Độ cũng giảm lần lượt 17,4% và 53,3%.
Ngược lại, một số thị trường tăng rất mạnh như Senegal tăng gấp 4 lần, Pakistan tăng 2,4 lần, Ai Cập tăng 37,4%, Morocco tăng 86,8%, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tăng lần lượt 217% và 130,3%.
| Giá tiêu hôm nay 7/4/2023, đà giảm chiếm ưu thế, thị trường cầm chừng, không nhiều giao dịch Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.000 – 65.500 đồng/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 5/4/2023, xu hướng găm hàng đợi giá tăng, kỳ vọng nhu cầu cao từ thị trường Trung Quốc Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.000 – 65.500 đồng/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 6/4/2023, lực mua đầu cơ yếu, đà tăng chưa trở lại, vì sao vẫn nhận định triển vọng thị trường khởi sắc? Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.000 – 65.500 đồng/kg. |
| Bất động sản mới nhất: Phê duyệt đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, vỡ giao dịch nhà liền thổ, ‘săn’ đất trồng cây Thủ tướng phê duyệt đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội xã hội (NOXH), ai được mua NOXH, hoàn cọc ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (31/3-6/4): Mỹ-EU nỗ lực thoát năng lượng Nga, Dòng chảy phương Bắc đón tin vui, 'châu Âu không được tách rời Trung Quốc' Toàn cầu đối mặt nguy cơ giảm tăng trưởng vì “thương chiến” Mỹ-Trung và xung đột Nga-Ukraine, Lithuania cấm người Nga mua bất động sản, ... |