Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng giảm khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC cùng chiều

Hải An
Giá vàng hôm nay 14/2/2023, giá vàng dường như "miễn cưỡng" thực hiện một động thái lớn khi dữ liệu CPI quan trọng của Mỹ hiện ra lờ mờ. Lạm phát vẫn tăng cao một cách bướng bỉnh sẽ khiến giá kim loại quý này tiếp tục giảm. Vàng Nga xuất khẩu sang Trung Quốc tăng vọt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 14/2/2023TỶ GIÁ HÔM NAY 14/2


Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 14/2/2023

Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng giảm với biên độ nhẹ.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 13/2, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước giữ nguyên niêm yết giá vàng so với cuối tuần qua, giao dịch quanh ngưỡng 67,4 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,6 - 67,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), không đổi so với chốt phiên cuối tuần qua.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, vàng SJC được niêm yết ở mức 66,55 - 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên cuối tuần qua.

Giá vàng hôm ay 14/2/2023
Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng ‘miễn cưỡng’ hành động khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC giảm. (Nguồn: Inside Business)

Trong khi đó, trên thị trường châu Á, giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều 13/2 do áp lực bởi đồng USD mạnh khi các nhà giao dịch chờ đợi số liệu lạm phát của Mỹ có thể ảnh hưởng đến lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chiều 13/2, giá vàng giao ngay có lúc giảm 0,1% xuống 1.863,38 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,1% lên 1.876,90 USD/ounce.

Ghi nhận của Báo Thế giới & Việt Nam, thời điểm 19h53’ ngày 13/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco tại 1.861,1 – 1862,1 USD/ounce, giảm 4,4 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (6-12/2): Ông Putin vẫy tay tạm biệt công ty rời Nga đầy Ảnh ấn tượng tuần (6-12/2): Ông Putin vẫy tay tạm biệt công ty rời Nga đầy 'ẩn ý', quân Ukraine bắn pháo tối tân của Đức, nước mắt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 13/2:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,4 – 67,25 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,45 – 67,25 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,5 – 67,3 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,4 – 67,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,55 – 67,3 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 53,98 – 54,83 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 53,55 – 54,65 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với đầu giờ sáng 13/2, giá vàng SJC chiều cùng ngày tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 170 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.

Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank ngày 13/2, 1 USD = 23.770 VND, giá vàng thế giới tương đương 53,32 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 13,93 triệu đồng/lượng.

USD tăng gây áp lực lên giá vàng

Theo Reuters, giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 13/2 khi đồng USD vững chắc, mặc dù các nhà giao dịch đã tạm dừng các vụ cá cược lớn khi họ dự đoán dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ trong tuần này có thể thúc đẩy chiến lược tăng lãi suất của Fed.

Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.861,13 USD/ounce vào lúc 11h50 GMT. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 1.873,10 USD.

Chỉ số USD la tăng 0,1%. Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến vàng thỏi được định giá bằng USD trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Trong khi đó, điểm chuẩn lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 1/2023.

Han Tan, trưởng bộ phận phân tích thị trường tại Exinity, cho biết: “Vàng dường như miễn cưỡng thực hiện một động thái lớn khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ hiện ra lờ mờ.

Bằng chứng mới cho thấy lạm phát vẫn tăng cao một cách bướng bỉnh sẽ khiến giá kim loại quý này tiếp tục nới lỏng mức tăng từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, nếu lạm phát thấp hơn dự kiến, điều đó sẽ cho phép Fed tạm dừng tăng lãi suất và sẽ có nhiều cơ hội hơn để vàng tăng lên 2.000 USD/ounce”.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát của Mỹ dự kiến sẽ tăng 0,4% trong tháng 1/2023. Các bản sửa đổi đối với bộ dữ liệu trước đó cho thấy, CPI tăng trong tháng 12/2022 thay vì giảm như ước tính trước đó. Báo cáo chỉ số CPI tháng 1/2023 được công bố vào ngày 14/2.

Mặc dù theo truyền thống, vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất tăng cao để chế ngự giá cả tăng dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn khi nắm giữ vàng thỏi không mang lại lợi suất.

Trước đó, cũng theo Reuters, các chuyên gia cho biết, đồng USD mạnh và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng tiếp tục gây áp lực lên giá vàng khi kỳ vọng giảm phát kéo dài đang bị thách thức.

Còn các nhà phân tích tại ngân hàng ANZ (Australia) nhận định rằng, việc định giá lại những kỳ vọng của thị trường gần đây trong bối cảnh Fed thắt chặt chính sách tiền tệ có thể tạo ra "một cơn gió ngược" ngắn hạn đối với giá vàng. Một đợt bán tháo tiếp theo có thể đưa giá vàng giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce trong ngắn hạn.

Trung Quốc tăng mua vàng Nga

Liên quan tới thị trường vàng thế giới, thông tin mới đây trên FT cho thấy, nhu cầu về vàng xu và vàng miếng tăng vọt khi chúng được miễn thuế giá trị gia tăng và ngoại tệ trở nên khan hiếm.

Sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, điện thoại của cố vấn tài chính Natalia Smirnova liên tục đổ chuông. Các khách hàng người Nga của cố vấn tài chính này đang hoảng loạn. “Tôi có nên mua vàng không?” một người hỏi cô. “Nếu điều tồi tệ nhất trở nên tồi tệ nhất, ít nhất tôi có thể chôn giấu vàng”, có người đã nói.

Cuộc xung đột và phản ứng của người dân biến Nga thành một quốc gia bất ngờ của “những con bọ vàng” gần như chỉ sau một đêm.

Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng miếng và tiền xu năm ngoái ở Nga tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tăng gần gấp 5 lần so với năm 2021.

Mặc dù Nga từ lâu đã là một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/10 sản lượng toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư bán lẻ của nước này từ lâu đã xa lánh kim loại này, một phần do thuế giá trị gia tăng 20%. Mọi người thường chuyển sang USD và Euro trong thời gian khó khăn. Nhưng điều đó đã thay đổi tất cả.

Vitaly Nesis, Giám đốc điều hành của Polymetal, một nhà sản xuất vàng Anh-Nga, cho biết: “Các công dân đang tìm cách tiết kiệm tiền, đồng Euro và USD thiếu hụt, vì vậy, nhu cầu đối với vàng tăng lên. Chừng nào thế giới còn trải qua sự bất ổn địa chính trị, chừng đó nhu cầu về vàng vẫn còn rất lớn”.

Năm 2022, nhu cầu vàng toàn cầu đã tăng 18% lên mức cao nhất trong hơn một thập niên, được thúc đẩy bởi các giao dịch mua lớn từ các ngân hàng trung ương, khi các quốc gia tìm cách đa dạng hóa dự trữ tiền tệ khỏi đồng USD.

Theo Bernard Dahdah, nhà phân tích hàng hóa tại Natixis, giá vàng đã tăng gần 20% từ mức thấp nhất vào tháng 11 đến cuối tháng 1, một phần nhờ hoạt động mua từ châu Á và Nga.

Ông nói: “Với việc tăng mua vàng, Nga và Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để làm cho đồng USD ít có ảnh hưởng hơn”.

Tuy nhiên, giá vàng đã giảm 4,4% trong tháng 2 này do sự giảm bớt tâm lý háo hức về việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau Covid-19.

Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới, bất chấp sự gia tăng, nhu cầu vàng miếng và tiền xu của Nga năm ngoái chỉ chiếm 2% tổng số toàn cầu. Trung Quốc, ở mức 19%, vẫn là thị trường mua lớn nhất thế giới, tiếp theo là Đức và Ấn Độ.

Các công ty khai thác vàng của Nga cũng đang ráo riết tìm khách hàng mới khi người dân tìm cách đa dạng hóa khoản tiết kiệm. Trước xung đột, thị trường nội địa Nga chỉ tiêu thụ 1/5 lượng vàng sản xuất trong nước, phần còn lại để xuất khẩu.

Valery Yemelyanov, nhà phân tích thị trường chứng khoán tại BCS World of Investments, cho biết, đến cuối năm 2022, Nga đã thành công trong việc chuyển hướng xuất khẩu vàng sang châu Á, cụ thể là Trung Quốc. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu vàng của Nga sang Trung Quốc tăng vọt 63%, tương đương 150 triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển cho đầu tư vàng bán lẻ có thể làm giảm nhiệt tình của khách hàng. Ví dụ, mọi người chỉ có thể bán lại kim loại quý này cho ngân hàng.

Lưu trữ vàng là một vấn đề khác vì nhiều người giữ vàng ở nhà. Smirnova, nhà tư vấn tài chính cho biết, mọi vết xước đều có thể làm giảm giá trị của một thỏi vàng. “Không phải ai cũng hiểu rằng họ không thể giữ các thanh trong hộp đựng giày”.

Giá tiêu hôm nay 12/2/2023: Tiếp tục tăng mạnh, nguyên nhân hồ tiêu mất mùa, thu không đủ chi

Giá tiêu hôm nay 12/2/2023: Tiếp tục tăng mạnh, nguyên nhân hồ tiêu mất mùa, thu không đủ chi

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 58.000 – 61.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 13/2/2023: Năng suất giảm giúp giá tiêu phục hồi, người trồng vẫn gặp nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay 13/2/2023: Năng suất giảm giúp giá tiêu phục hồi, người trồng vẫn gặp nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 58.000 – 61.000 đ/kg.

Bất động sản mới nhất: Nhiều doanh nghiệp vẫn 'tham' lãi, ‘điều cốt tử’ để vượt khủng hoảng, hết thời ‘hái ra tiền’

Bất động sản mới nhất: Nhiều doanh nghiệp vẫn 'tham' lãi, ‘điều cốt tử’ để vượt khủng hoảng, hết thời ‘hái ra tiền’

TPHCM đề xuất các giải pháp tháo gỡ thị trường, doanh nghiệp cần làm gì để tự cứu mình, hết thời địa ốc tăng giá ...

Ảnh ấn tượng tuần (6-12/2): Ông Putin vẫy tay tạm biệt công ty rời Nga đầy 'ẩn ý', quân Ukraine bắn pháo tối tân của Đức, nước mắt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh ấn tượng tuần (6-12/2): Ông Putin vẫy tay tạm biệt công ty rời Nga đầy 'ẩn ý', quân Ukraine bắn pháo tối tân của Đức, nước mắt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Xung đột ở Ukraine, ông Zelensky gặp lãnh đạo Đức, Pháp; Tổng thống Putin vẫy tay chào "mỉa mai" doanh nghiệp rời Nga, động đất ...

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ngôn ngữ của đồng tiền quyền lực hơn mọi lời nói suông, phụ thuộc nhau là điều hiển nhiên

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ngôn ngữ của đồng tiền quyền lực hơn mọi lời nói suông, phụ thuộc nhau là điều hiển nhiên

Việc đào sâu về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc cho thấy các lực lượng kinh tế mạnh hơn lời nói chính trị.

(theo Kito News, Reuters, FT)

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường 24h

Đọc thêm

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Truyền thông Anh cho biết, tiền vệ trẻ của Real Madrid đang nổi Jude Bellingham yêu người mẫu Hà Lan hơn 5 tuổi Laura Celia Valk.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động