TIN LIÊN QUAN | |
Giá vàng châu Á đi xuống do tình hình địa chính trị “hạ nhiệt” | |
Giá vàng giảm trên thị trường châu Á |
Trong phiên đầu tuần (25/6), giá vàng giao dịch gần mức thấp nhất của sáu tháng do nhà đầu tư chuyển sang trái phiếu chính phủ Mỹ giữa lúc những lo ngại về chiến tranh thương mại tăng cao sau báo cáo cho thấy Mỹ có kế hoạch hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các công ty công nghệ của Mỹ. Tờ Wall Street Journal ngày 24/6 cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang cân nhắc kế hoạch “chặn” các doanh nghiệp có ít nhất 25% vốn sở hữu của Trung Quốc mua lại các công ty “công nghệ quan trọng” của Mỹ.
Bảng theo dõi giá vàng giao dịch trên thế giới tính theo đồng USD từ ngày 29/5- 29/6. (Nguồn: Gold Price) |
Sang phiên giao dịch ngày 26/6, giá vàng chạm mức thấp nhất trong hơn sáu tháng, giữa bối cảnh hoạt động bán ra các tài sản rủi ro trên toàn cầu dịu xuống. Các chuyên gia nhận định phiên này, sự tăng giá của đồng USD đã gây sức ép đối với vàng. Đồng bạc xanh đã mạnh lên so với các đồng tiền khác, giữa lúc sự leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các nhà giao dịch mua vào đồng tiền này.
Tới phiên giao dịch ngày 27/6, giá vàng giảm xuống mức thấp mới trong sáu tháng qua trong lúc đồng USD vẫn vững mạnh. Dù là tài sản thường được xem là kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong các thời kỳ bất ổn, nhưng tình hình căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc lại không thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.
Trong khi đó, “đồng bạc xanh” giao dịch gần mức cao nhất trong năm 2018 so với các đồng tiền chủ chốt khác, một phần do những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay. Lãi suất tăng thường khiến đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng theo, qua đó gây áp lực lên vàng - vốn là kim loại quý không sinh lời như lãi suất và được định giá bằng đồng USD.
Phiên giao dịch ngày 28/6, giá vàng tiếp tục xác lập mức thấp mới trong hơn sáu tháng qua, trước sức ép gia tăng từ tranh chấp thương mại và triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ. Các chuyên gia nhận định căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác của nước này đã đẩy đồng USD lên “thử thách” mức cao nhất trong một năm so với giỏ tiền tệ quốc tế. Sự tăng giá của đồng bạc xanh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, bình luận mới đây của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng làm tăng thêm sức ép đối với giá vàng. Theo Chủ tịch chi nhánh của Fed ở Boston, Eric Rosengren, Fed nên tiếp tục nâng lãi suất một cách từ từ để tránh gây rủi ro.
Giá vàng xác lập mức thấp mới trong hơn sáu tháng qua. (Nguồn: The Balance) |
Trong phiên cuối tuần (29/6), giá vàng lấy lại đà tăng, nhờ sự yếu đi của đồng USD và hoạt động mua vào khi giá hạ của giới đầu tư. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng Tám tăng 3,5 USD (0,3%) lên 1.254,50 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tháng, giá vàng giao ngay ước giảm 3,4%, mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.
Các chuyên gia ước tính giá vàng và bạch kim giao ngay đang hướng đến quý giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2016. Trong quý II/2018, giá vàng và bạch kim ước giảm lần lượt 5% và 8%.
Vàng, vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị, đã không hưởng được lợi do các nhà đầu tư “đổ xô vào” trái phiếu chính phủ. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm do lo ngại về chiến tranh thương mại và sự phân chia trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy nhu cầu đối với trái phiếu dài hạn, an toàn.
Trong khi đó, theo nhà phân tích Naeem Aslam, thuộc ThinkMarkets, căng thẳng thương mại đã không trợ giúp được giá vàng, thay vào đó, nhân tố này chỉ tạo một xu hướng đi xuống rõ ràng hơn trên thị trường vàng. Ngoài ra, tuyên bố mới đây của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, càng củng cố đà tăng cho đồng USD và gây áp lực với giá vàng. Trong bài phát biểu tại một diễn đàn do Ngân hàng Trung ương châu Âu tổ chức tại Bồ Đào Nha, ông Powell cho biết với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8%, mức thấp nhất trong 18 năm và lạm phát gần mục tiêu 2% của Fed, khả năng lãi suất tăng tiếp tục tăng dần dần là rất cao.
Kể từ năm 2015, Fed đã tăng lãi suất bảy lần. Thể chế tài chính này được dự đoán sẽ tăng bốn lần lãi suất trong năm nay, giữa bối cảnh thị trường lao động, hoạt động kinh tế tiến triển tích cực và giá tiêu dùng cũng gia tăng.
Peter Hug, Giám đốc thương mại toàn cầu của Kitco Metals dự báo giá vàng có thể giao dịch trong khoảng 1.265-1.278 USD/ounce.
Giá vàng thế giới giảm hơn 1% do đồng USD mạnh lên Giá vàng giảm 1% xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần qua do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ ... |
Kinh tế Mỹ có dấu hiệu mạnh lên, giá vàng giảm Giá vàng thế giới giảm gần 1% trong phiên ngày 15/8, đánh dấu ngày suy giảm thứ hai liên tiếp của kim loại quý này ... |
Giá vàng thế giới đi xuống Trong phiên giao dịch ngày 14/8, giá vàng giảm trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên ... |