Giải mã câu chuyện thành công của Sony và thất bại đau đớn của Kodak

Ngọc Thanh
TGVN. Hai câu chuyện “một thành, một bại” của Sony và Kodak đã thể hiện rõ vai trò tiên phong và kiên quyết của nhà lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp quyết định quá trình “sống còn” của doanh nghiệp.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak 'Hụt hơi' về doanh thu, Sony tham vọng ra mắt smartphone cao cấp với 6 camera 'khủng'
giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak Sony ra mắt máy điều hòa mini siêu nhỏ gắn sau lưng áo
giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak
Dưới thời của CEO Kazuo Hirai, Sony đã có bước bứt phá ngoạn mục. (Nguồn: Sony)

Làn sóng Công nghệ 4.0 làm xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ mới cũng như cách thức tiếp cận khách hàng mới, kênh truyền thông và kênh bán mới, làm thay đổi rõ rệt hành vi của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đều ít nhiều chịu ảnh hưởng rõ rệt.

Câu chuyện Tái cấu trúc trước đây tưởng chừng chỉ là việc của các ông lớn nhà nước, doanh thu hàng trăm ngàn tỷ, giờ đã là vấn đề của mọi doanh nghiệp mong muốn có một mô hình tăng trưởng bền vững.

Theo thống kê của Rand, công ty tư vấn nổi tiếng thế giới, cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản, có 85% nguyên nhân do phương thức quản lý của lãnh đạo.

Chia sẻ Tọa đàm “Giải mã Tái cấu trúc– Vai trò tiên phong của lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Đặng Thanh Vân - Chủ tịch Công ty Cổ phần Thương hiệu và Quản trị Thanhs cho biết, khi nói về tái cấu trúc, câu hỏi phổ biến nhất mà bà thường hay gặp là “Chúng tôi cần bắt đầu từ đâu?”

Theo bà Thanh, hầu hết các chủ doanh nghiệp và các nhà tư vấn trước đây thường sa đà vào thời điểm và dấu hiệu bắt buộc thực hiện tái cấu trúc, với các biểu hiện suy thoái rõ rệt ở bên trong tổ chức về doanh thu và lợi nhuận, nội bộ lục đục.

Đánh giá cao vai trò của người lãnh đạo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bà Thanh Vân chia sẻ: “Nhiều nhà lãnh đạo lại hay lo lắng đến việc nhân sự phản ứng với sự thay đổi và tìm kiếm giải pháp khắc phục; hơn là việc nhận thức rằng chính bản thân họ đóng vai trò tiên phong khi quyết định thực hiện tái cấu trúc, họ phải là người chuẩn bị tâm – thế - hành động phù hợp đối với quá trình xoay quanh sự thay đổi. Chọn thay đổi hay không, sếp quyết định, sếp tiên phong, sếp kiên quyết thúc đẩy quá trình”.

Câu chuyện “từ chối đổi mới” của Kodak – thương hiệu sản xuất phim cho máy ảnh lớn nhất thế giới với cơ hội phát triển máy ảnh kỹ thuật số đã được chia sẻ tại Tọa đàm như một bài học đắt giá về việc lãnh đạo từ chối đổi mới chiến lược dẫn đến phá sản. Cơ hội mà Kodak bỏ lỡ tương đương với câu chuyện kinh điển của Nokia trong việc phát triển hay không phát triển điện thoại màn hình cảm ứng.

Hai lần liên tiếp, các lãnh đạo của Kodak đã từ chối máy ảnh kỹ thuật số do Steven Sasson (cha đẻ của máy ảnh số) đề xuất. Lần đầu là năm 1975, chiếc máy khi đó cần hiển thị ảnh chụp kết nối với màn hình. Kodak kiên quyết từ chối phát minh này vì cho rằng chẳng ai muốn xem ảnh trên một màn hình lớn như chiếc TV.

Lần từ chối thứ 2 là năm 1989, Steven cùng Robert Hills đã tạo nên chiếc máy ảnh kĩ thuật số có gương lật (DSLR) đầu tiên trên thế giới ( đã có thẻ nhớ bên trong, hình ảnh được trình chiếu nhỏ hơn, tiện cho việc theo dõi).

Khi sản phẩm hoàn thiện hơn, chứng minh tính khả thi và cơ hội thay đổi thị trường, Kodak vẫn từ chối nó. Sau này, mọi người mới biết không phải Kodak không nhìn ra tiềm năng của máy ảnh số, mà họ lo sợ máy ảnh số phát triển sẽ đánh dấu chấm hết cho doanh số bán phim máy ảnh, là doanh thu chính của họ. Kodak không dám đầu tư vào những chiếc máy ảnh có phần mới mẻ mà không kém rủi ro này. Tuy nhiên họ vẫn thu lợi từ bản quyền camera số.

Năm 2012, Kodak đã phải nộp đơn phá sản khi hết tiền từ bản quyền camera số, nguồn thu từ phim giảm sút, kết thúc thời gian dài từng thống trị thị trường.

Trong khi đó, trái ngược với Kodak, Sony từng có thời tụt dốc trong cuộc chiến công nghệ - điện tử đã hồi sinh mạnh mẽ sau quá trình tái cấu trúc chiến lược. Dưới thời của CEO Kazuo Hirai, Sony đã tăng trưởng ngoạn mục với những con số đáng kinh ngạc.

Năm 2016, Sony lãi gần 2,65 tỷ USD, tăng 19% so với dự báo. Lợi nhuận ròng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2017, Sony công bố lãi gần 6,73 tỷ USD; cao gấp 2,5 lần năm 2016. Lợi nhuận ròng năm 2017 tăng gấp 7 lần, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2018, lợi nhuận hoạt động 8 tỷ USD, lãi ròng mang về 8,2 tỷ USD. Trong đó nổi bật với đóng góp từ Trò chơi, Âm nhạc ghi nhận tăng trưởng 3 con số, những ngành tập trung phát triển mới theo xu hướng thị trường.

Hai câu chuyện “một thành, một bại” nhưng thể hiện rõ vai trò tiên phong và kiên quyết của nhà lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp quyết định quá trình “sống còn” của doanh nghiệp.

“Máy ảnh không phim” mất hàng chục năm để thay thế thị trường, Kodak đợi 37 năm mới phá sản, Sony mất 20 năm giậm chân và 5 năm nỗ lực cải cách để thay đổi cục diện, tuy nhiên trong “Thời đại 4.0”, không ai chờ bạn và công ty bạn lâu như vậy”, bà Thanh Vân nhấn mạnh.

giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak Sony sắp phá kỷ lục về số lượng camera trên một chiếc điện thoại

Trong khi Galaxy Note 10 Pro của Samsung dự kiến sẽ có 4 camera, Nokia 9 PureView có 5 camera, thì Sony cũng đang "nhăm ...

giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak Sony dừng kinh doanh điện thoại thông minh tại nhiều thị trường

Sony thông báo đã rút khỏi một số thị trường điện thoại thông minh, trong đó có Ấn Độ, trong bối cảnh đại gia công ...

giai ma cau chuyen thanh cong cua sony va that bai dau don cua kodak Công nghệ mới giúp Sony "đánh bại" Samsung và Apple

Công nghệ mới của Sony giúp tốc độ quay phim trên điện thoại đạt 960 fps, hơn 720 khung hình so với iPhone và những ...

Đọc thêm

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động