Giải mã Gurkha - lực lượng đánh thuê thiện chiến nhất thế giới

Phan Trường
TGVN. Lực lượng Gurkha sống và chiến đấu theo phương châm "thà hy sinh chứ không hèn nhát”. Chiều cao trung bình khoảng 1,6m, nhưng họ được mô tả là những chiến binh đánh thuê vào loại thiện chiến nhất thế giới, khiến nhiều đối thủ ngại đối mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cái tên Gurkha bắt nguồn từ thị trấn Gorkha của Nepal, vùng đất anh hùng chống lại sự xâm lược của Công ty Đông Ấn (Anh) khi thực dân Anh tiến hành mở rộng thuộc địa tại bán đảo Ấn Độ vào đầu thế kỷ XIX. Hai bên đã nổ ra hàng loạt giao tranh ác liệt trong thời Chiến tranh Gurkha 1814–1816, đến mức buộc phải ký hiệp ước hòa hoãn để chấm dứt căng thẳng kéo dài.

Gurkhas là lực lượng đánh thuê thiện chiến nhất thế giới
Mặc dù sát cánh hơn 200 năm, nhưng Gurkha vẫn không nhận được những phúc lợi tương đương quân đội Anh. (Nguồn: National Interest)

Hơn 200 năm danh tiếng

Theo các điều khoản của hiệp ước hòa bình giữa Nepal và Anh, người Gurkha có quyền gia nhập hàng ngũ quân đội của Công ty Đông Ấn, thực chất làm việc với vai trò lính đánh thuê. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria, các chiến binh Nepal được coi là “chiến binh thượng võ", gây chú ý bởi những phẩm chất nam tính và sự dẻo dai của họ.

Trong hơn 200 năm qua, các thanh niên trai tráng được tuyển chọn độc quyền từ ở phần lớn đến từ các ngôi làng vùng đồi núi ở Nepal. Tổng cộng, hơn 200.000 thanh niên Gurkha đã chiến đấu cùng với quân đội Anh ở khắp các mặt trận trên thế giới.

Họ đã tham gia vào các cuộc chiến tranh ở biên giới Ấn Độ, cuộc chiến tranh thuộc địa ở châu Phi, Chiến tranh Falklands năm 1982 và thậm chí là trải qua hai cuộc thế chiến dữ dội nhất của lịch sử nhân loại. Cho đến nay, hơn 46.000 binh sĩ Gurkha đã hy sinh khi chiến đấu sát cánh cùng quân đội Vương quốc Anh.

Tổng cộng có 26 cây Thánh giá Victory, huân chương quân sự cao nhất của Anh đã được trao cho lực lượng Gurkha. Cho đến năm 1947, hầu hết binh lính Gurkha phục vụ trong Quân đội Ấn Độ dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Anh. Tuy nhiên, sau khi Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, 4 trung đoàn Gurkha đã được chuyển giao cho quân đội Anh và trở thành Lữ đoàn Gurkha cho đến ngày nay.

Vũ khí khét tiếng – dao kukri

Giải mã Gurkha - lực lượng đánh thuê thiện chiến nhất thế giới
Hình ảnh những chiến binh Gurkha gắn với vũ khí Gurkha khét tiếng.

Ngay cả những người chưa từng nghe nói về binh lính Gurkha hoặc chiến tích của họ trong chiến đấu cũng có thể biết dao kukri huyền thoại - vật bất ly thân của các chiến binh Gurkha sử dụng và chiến đấu mang trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, trong thời hiện đại, chỉ các thành viên của Lữ đoàn Gurkha mới được huấn luyện chiến đấu với dao.

Một huyền thoại về dao kukri rất phổ biến là nếu vũ khí này rút ra trong trận chiến, lưỡi dao phải “nhuốm máu" của kẻ thù hoặc chủ nhân của nó. Mặc dù chỉ là hư cấu, những câu chuyện kì bí về dao kukri được sử dụng trong cận chiến góp phần vào những quan niệm sai lầm về vũ khí này.

Thực chất trong phần lớn lịch sử phát triển của nó, vũ khí này thường được chủ nhân sử dụng để săn bắn và nấu nướng, nhưng điều bí ẩn xung quanh đã vô tình thu hút sự hiếu kì, thậm chí nhiều người còn chế tạo hàng loạt mẫu dao kukri nhái để bán ra thị trường.

Khó khăn trong tuyển dụng tân binh

Những năm gần đây, quân đội Anh thực hiện chính sách cắt giảm biên chế quân đội, Do vậy, số lượng binh sĩ Gurkha trong hàng ngũ cũng giảm mạnh từ 13.000 quân vào năm 1995 xuống chỉ còn 3.000 quân hiện nay.

Năm 2019, lần đầu tiên, Quân đội Anh đồng ý tăng chỉ tiêu tuyển tân binh lên 400 quân, thay vì 320 người như thường lệ. Đây được coi là đợt tuyển quân có số có lượng lớn nhất trong 33 năm qua. Tổng cộng khoảng 580 binh sĩ trong số hơn 10.000 ứng viên đã được mời quay lại để đánh giá tuyển chọn lần hai.

Quá trình tuyển chọn diễn ra gắt gao và nghiêm ngặt. Các bài kiểm tra bao gồm một cuộc đua leo dốc dài ba dặm trong khi đeo đá và cát sau lưng, thực hiện 75 lần bật nhảy từ băng ghế trong 1 phút và 70 bài gập bụng trong 2 phút.

Thiệt thòi ở xứ người

Thực tế hiện nay cho thấy, những chiến binh từng xả thân với khẩu hiệu vì "Nữ hoàng và Tổ quốc" không được phép sống ở Vương quốc Anh sau khi họ nghỉ hưu. Đó là bởi vì Nepal không phải là thành viên của Khối thịnh vượng chung do Anh đứng đầu.

Vì vậy, ngay cả khi những binh sĩ Gukha phục vụ trong Quân đội Anh, họ không được coi đối tượng thuộc biên chế của Anh.

Thậm chí, một số quan chức Vương quốc Anh còn tuyên bố, việc cho phép tất cả các cựu binh Gurkha ở lại Anh có thể tạo ra áp lực lớn cho nhập cư và các dịch vụ xã hội.

Năm 2009, có tin đồn cho các cựu binh Gurkha đã nghỉ hưu trước năm 1997 và phục vụ ít nhất 4 năm sẽ được phép định cư ở Anh.

Tuy nhiên, một cuộc tranh cãi khác liên quan đến lương hưu vẫn chưa được giải quyết và ngay cả những cựu binh sĩ Gurkha hiện chỉ nhận được một phần nhỏ trợ cấp so với những gì binh sĩ Anh được trả sau khi nghỉ hưu.

Nếu nước Anh không chào đón, họ chỉ còn cách quay về quê hương. Thế nhưng, nhiều cựu chiến binh Gurkha chẳng còn nhà để trở về sau thảm họa động đất nghiêm trọng ở Nepal đầu năm 2016.

Ngày nay, mặc dù những khó khăn và các bất công, nhiều thanh niên Nepal vẫn nuôi mộng gia nhập đơn vị đánh thuê huyền thoại này.

Ngoài quân đội Anh vẫn là “người sử dụng lao động” lớn nhất, các quốc gia khác bao gồm Singapore, Malaysia và Ấn Độ cũng đã tiến hành thuê các binh sĩ Gurkha phục vụ lực lượng quân đội và lực lượng cảnh sát.

Pháp 'đòi' Thổ Nhĩ Kỳ rút lính đánh thuê khỏi Nagorno-Karabakh

Pháp 'đòi' Thổ Nhĩ Kỳ rút lính đánh thuê khỏi Nagorno-Karabakh

TGVN. Ngày 29/11, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne cho biết, Paris yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút lính đánh thuê Syria ...

Libya kêu gọi Mỹ và EU trừng phạt lính đánh thuê

Libya kêu gọi Mỹ và EU trừng phạt lính đánh thuê

TGVN. Ngày 27/6, Đại diện thường trực của Libya tại Liên hợp quốc Taher El-Sonni đã kêu gọi áp đặt trừng phạt đối với lính đánh ...

Xuất hiện thêm bằng chứng về lính đánh thuê nước ngoài ở Libya

Xuất hiện thêm bằng chứng về lính đánh thuê nước ngoài ở Libya

Một số nguồn tin từ Libya cho hay các lực lượng ủng hộ GNA đang phải cầu viện những tay súng đánh thuê nước ngoài ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động