Giải mã sức mạnh của vaccine ngừa Covid-19 trước 'cơn bão biến chủng Delta'

Ngọc Hà
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mặc dù khả năng bảo vệ của vaccine Covid-19 giảm theo thời gian, song vaccine vẫn có thể bảo vệ con người không mắc các bệnh nghiêm trọng nếu nhiễm Covid-19. Các dữ liệu thực tế đã xác nhận người tiêm phòng vaccine ít có khả năng phải nhập viện hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải đáp sức mạnh của vaccine ngừa COVID-19 trước "bão Delta"
Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Astra Zeneca và Pfizer. (Nguồn: Agencies)

Công bố ngày 30/8 của Viện nghiên cứu sức khỏe y tế công cộng Sciensano (Bỉ) cho biết, với khả năng dễ lây lan hơn và mạnh hơn, biến thể Delta có thể kháng một số loại vaccine.

Ngay cả khi quan sát thấy sự khác nhau về mức độ bảo vệ của vaccine tùy thuộc vào công nghệ sản xuất, vaccine vẫn có hiệu quả trên 50% và trên hết bảo vệ con người trước nguy cơ mắc Covid-19 dạng nặng.

Theo số liệu của các cơ quan y tế Mỹ, 90% trường hợp nhập viện hoặc tử vong xảy ra ở những bệnh nhân không được tiêm chủng đầy đủ.

Như nhà báo người Mỹ Helen Branswell nhận xét: "Vaccine là vũ khí tuyệt vời, nhưng đó không phải là áo giáp bất khả xâm phạm".

Đây là quan điểm mà tất cả các chuyên gia đều đồng ý, vì không có bất kỳ một loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%. Do đó, vẫn có trường hợp người đã được tiêm chủng nhưng vẫn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp đó rất hiếm.

Dữ liệu mới nhất của Sciensano cho biết, nguy cơ lây truyền bệnh sau khi đã tiêm phòng cũng thấp hơn nhiều, từ 52% đến 62%. Đối với các trường hợp đã tiêm chủng, nguy cơ bị nhiễm bệnh cũng giảm đáng kể.

Hiệu quả của vaccine trước biến thể Delta

Một số nghiên cứu khoa học được công bố trong tuần này ở Anh và Mỹ cho rằng, vaccine có khả năng bảo vệ ít nhất là từ 67-74% tùy thuộc từng loại. Đây được nhận xét là một tỷ lệ khá cao.

Trong khi đó, nghiên cứu của Sciensano được công bố trên Tạp chí Thương mại Quốc tế vaccine chỉ ra rằng, việc tiêm phòng đầy đủ với vaccine sử dụng công nghệ mRNA thông tin (Pfizer hoặc Moderna) giảm từ 74-85% nguy cơ nhiễm bệnh, ít nhất là với biến thể Alpha.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn từ 3-5 lần. Và ngay cả khi mắc bệnh, họ sẽ ít phải nhập viện hơn 30 lần so với những người không được tiêm chủng.

Michel Moutschen, Giáo sư miễn dịch học thuộc Đại học Liège, Bỉ, đồng thời là Trưởng Khoa bệnh truyền nhiễm tại CHU Liège cho rằng, không nên quá tập trung vào những con số thay đổi từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác.

Theo Giáo sư trên, điều quan trọng là lan tỏa thông điệp toàn cầu: vaccine có hiệu quả chống lại các dạng lây nhiễm Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng và làm giảm rất đáng kể sự lây truyền không có triệu chứng.

Cập nhật Covid-19 ngày 1/9: Biến thể Delta lây lan mạnh trước Tết Trung thu; biểu tình chống thẻ xanh ở Italy; biến thể Mu có khả năng kháng vaccine

Cập nhật Covid-19 ngày 1/9: Biến thể Delta lây lan mạnh trước Tết Trung thu; biểu tình chống thẻ xanh ở Italy; biến thể Mu có khả năng kháng vaccine

Vaccine bảo vệ được trong bao lâu?

Theo nghiên cứu nói trên, một tháng sau khi tiêm liều thứ hai, vaccine Pfizer có thể ngăn ngừa 88% nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, khả năng bảo vệ này giảm xuống còn 74% sau 5-6 tháng như khuyến cáo trong một nghiên cứu của Anh - vốn thu thập dữ liệu từ khoảng 1 triệu người dùng ứng dụng Zoe Covid và được phân tích bởi các nhà nghiên cứu tại King's College London.

Đối với vaccine AstraZeneca, hiệu quả bảo vệ giảm từ 77% một tháng sau khi tiêm liều thứ hai xuống còn 67% sau 4-5 tháng.

Còn đối với biến thể Delta, nhà miễn dịch học Sophie Lucas thuộc Đại học Công giáo Louvain (Bỉ) nhận định: "Chúng ta không thể biết liệu khả năng bảo vệ đang suy yếu vì vaccine có hiệu quả kém hơn đối với biến thể Delta so với các biến thể ban đầu, hay do sự bảo vệ dần dần suy yếu ở những người được tiêm chủng từ khá lâu, hoặc do cả hai.

Nhưng ngay cả khi hiệu quả bảo vệ của vaccine giảm xuống 67%, đó vẫn là một tỷ lệ rất tốt”.

Chuyên gia miễn dịch học khác tại Đại học Liège cũng khẳng định, nếu mức độ kháng thể do vaccine tạo ra giảm theo thời gian, điều đó không có nghĩa là cơ thể người không có khả năng phòng vệ.

Nhà khoa học này lập luận: “Các tế bào bộ nhớ rất nhanh chóng sản xuất ra những kháng thể mới. Điều này giải thích tại sao việc bảo vệ chống lại các dạng nhiễm bệnh nặng vẫn tốt và các trường hợp mắc bệnh sẽ chủ yếu ít triệu chứng".

Về nguy cơ lây truyền đối với người đã tiêm chủng, báo cáo của Sciensano nhấn mạnh, mặc dù khả năng bị nhiễm bệnh thấp hơn khi được tiêm phòng đầy đủ, nhưng nếu bị nhiễm bệnh, bạn vẫn có thể lây truyền virus.

Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm ít hơn 90% trong số những lần tiếp xúc giữa những người được tiêm chủng.

Về số lượng bộ gen virus được phát hiện qua xét nghiệm PCR của những người đã được tiêm chủng, Giáo sư Michel Moutschen cảnh báo: "Dữ liệu từ Israel cho thấy, trước khi biến thể Delta chiếm ưu thế, tải lượng virus hiển thị thấp hơn ở vùng được tiêm chủng, nhưng điều đó dường như không đúng với biến thể Delta.

Không công bằng khi nói những người được tiêm chủng cũng lây truyền nhiều như những người chưa được tiêm chủng".

Nhà miễn dịch học Sophie Lucas cho biết thêm: “Số người được tiêm chủng sẽ bị nhiễm ít hơn 5 lần và nguy cơ lây truyền tổng thể cũng giảm trên thực tế”.

Tin liên quan
Vaccine Covid-19 tạo ra kháng thể ở những người có miễn dịch yếu Vaccine Covid-19 tạo ra kháng thể ở những người có miễn dịch yếu

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu này, nếu những người đã tiêm chủng bị nhiễm bệnh, họ sẽ ho ít hơn và khạc đờm ít hơn. Như vậy, các phần tử lây nhiễm ít bắn vào không khí hơn.

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, những người được tiêm chủng có xu hướng quan sát hành vi thận trọng hơn và tôn trọng các biện pháp giãn cách.

Điều này cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì biến thể Delta, giống như các phiên bản trước, cũng có thể lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Tiêm liều vaccine thứ ba: Có thật sự cần?

Những người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần liều thứ ba để kích thích hệ thống miễn dịch đang hoạt động.

Đối với những người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu hơn, điều này cũng có thể được khuyến khích.

Giáo sư Michel Moutschen cho biết: “Mặc dù việc tiêm mũi thứ ba có thể không cần thiết, nhưng chúng ta phải xem xét khả năng này ngay bây giờ".

Trong khi đó, nhà miễn dịch học Sophie Lucas nhấn mạnh về nhu cầu cấp thiết phải đảm bảo cho phần lớn dân số được tiêm hai liều vaccine phòng virus corona. Sau đó mới tính đến khả năng tiêm liều thứ ba.

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho người đã tiêm mũi 1

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho người đã tiêm mũi 1

Ngày 1/9, Bộ Y tế có công văn yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập kế hoạch tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19 cho ...

Tại sao trước khi tiêm vaccine Covid-19 phải tiến hành đo huyết áp?

Tại sao trước khi tiêm vaccine Covid-19 phải tiến hành đo huyết áp?

Đo huyết áp là một trong những bước đánh giá lâm sàng bắt buộc đối với người đi tiêm chủng vaccine Covid-19.

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/2/2025: Tuổi Tuất tài chính cần trợ giúp

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/2/2025: Tuổi Tuất tài chính cần trợ giúp

Xem tử vi 20/2 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/2/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/2/2025: Sư Tử tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/2/2025: Sư Tử tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 20/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/2/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/2/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 20/2. Lịch âm hôm nay 20/2/2025? Âm lịch hôm nay 20/2. Lịch vạn niên 20/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
75 năm Việt Nam-Ba Lan: Chặng đường dài với nhiều dấu ấn sâu đậm

75 năm Việt Nam-Ba Lan: Chặng đường dài với nhiều dấu ấn sâu đậm

Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam long trọng tổ chức tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ba ...
Việt Nam luôn theo sát tình hình Cuba, chia sẻ những khó khăn của Cuba

Việt Nam luôn theo sát tình hình Cuba, chia sẻ những khó khăn của Cuba

Ngày 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste

Ngày 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor-Leste ...
Chỉ tiêu tuyển sinh vào các học viện, trường công an nhân dân năm 2025

Chỉ tiêu tuyển sinh vào các học viện, trường công an nhân dân năm 2025

Bộ Công an đã ban hành quyết định phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các học viện, trường công an nhân dân năm 2025.
Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Việc học thêm không nên trở thành một gánh nặng, mà là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển, sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.
Bộ GD&ĐT thông tin việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Bộ GD&ĐT thông tin việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Bộ GD&ĐT vừa thông tin việc triển khai thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm.
Lộ diện các gương mặt đại diện Việt Nam tham gia một trong những sân chơi robot lớn nhất thế giới

Lộ diện các gương mặt đại diện Việt Nam tham gia một trong những sân chơi robot lớn nhất thế giới

Cuộc thi ROBOTACON® FIRST® LEGO® LEAGUE 2025 khép lại, chọn ra hai đội vô địch thay mặt Việt Nam vào vòng chung kết thế giới tại Mỹ.
Thi lớp 10: Cập nhật danh sách các tỉnh, thành công bố môn thứ ba

Thi lớp 10: Cập nhật danh sách các tỉnh, thành công bố môn thứ ba

Đến thời điểm này, đã có hơn 35 tỉnh, thành công bố môn thi thứ ba ở kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các trường về dạy thêm, học thêm

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các trường về dạy thêm, học thêm

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn chỉ đạo đến các trường về việc thực hiện Thông tư 29 - dạy thêm học thêm.
Xác nhận sự kiện chưa từng có - cá voi lưng gù bơi khỏe mạnh tại vùng biển của Bỉ

Xác nhận sự kiện chưa từng có - cá voi lưng gù bơi khỏe mạnh tại vùng biển của Bỉ

Một sự kiện chưa từng có xảy ra ở vùng biển của Bỉ khi một cá thể cá voi lưng gù được nhìn thấy gần công viên điện gió C-Power.
Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức phạt đối với ô tô, xe máy dừng đèn đỏ chắn lối rẽ phải năm 2025
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao: 6 tháng đầu vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao: 6 tháng đầu vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách

Đưa vào vận hành từ tháng 8/2024, trung bình mỗi tháng, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vận chuyển được hơn 480.000 lượt khách.
Năm 2025, giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 lái được xe gì?

Năm 2025, giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 lái được xe gì?

Nội dung bài viết là giải đáp quy định về những loại xe được lái của giấy phép lái xe hạng C và hạng C1 theo Luật mới.
Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Cháy nhà 4 tầng cho thuê trọ tại TP. Hồ Chí Minh

Căn nhà 4 tầng ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh xảy ra cháy với khói bốc nghi ngút khiến gần 20 người thuê trọ hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài.
Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Năm 2025, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về năm 2025, giấy phép lái xe (bằng lái xe) hạng B1, B2 được cấp đổi sang giấy phép lái xe hạng gì?
Phiên bản di động