Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nhất Phong
Nobel - Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực: y học, vật lý, hóa học, kinh tế, văn học và hòa bình - theo ý nguyện của nhà phát minh lừng danh Alfred Nobel.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài
Hình Alfred Bernhard Nobel được in nổi trên huy chương trao cho những cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel. ( Nguồn: Getty Images)

Một trong những giá trị cốt lõi của Giải Nobel là tôn vinh những nỗ lực cải thiện cuộc sống và mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Tuần lễ Nobel năm nay được bắt đầu với giải Nobel Y học/Sinh học được công bố ngày 7/10 và tiếp sau đó là các Giải Nobel Vật lý (8/10), Giải Nobel Hóa học (9/10), Giải Nobel Văn học (10/10), Giải Nobel Hòa bình (11/10) và cuối cùng là Giải Nobel Kinh tế (14/10).

Nhà phát minh cô đơn

Alfred Bernhard Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thụy Điển trong một gia đình có cha là kỹ sư kiêm nhà sáng chế nổi tiếng và mẹ xuất thân từ một gia đình trí thức, giầu có. Alfred Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.

Ông là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Từ năm 1863, khi 30 tuổi, Alfred Nobel bắt đầu phát triển chất nổ nitroglycerine. Trong quá trình thí nghiệm, một vài tai nạn đã xảy ra, trong đó có vụ nổ năm 1864 làm em trai của ông là Emil Nobel và một vài người khác trong nhóm thiệt mạng. Vụ việc khiến quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất nổ này là quá nguy hiểm và ra lệnh cấm tất cả các thí nghiệm về nitroglycerine. Lệnh cấm của chính quyền Stockholm đã khiến Alfred phải đưa phòng thí nghiệm xuống "làm chui" trên một chiếc xuồng ở hồ Malaren để tiếp tục thử nghiệm.

Năm 1866, Nobel chế tạo thành công chất nổ. Sau khi công bố phát minh và đăng ký bản quyền cho vật liệu nổ này dưới tên dynamite, Nobel được cấp bằng sáng chế tại Anh ngày 7/5/1867 và tại Thụy Điển ngày 19/10/1867. Đến năm 1868, Nobel đã cải tiến thuốc nổ dynamite, làm cho nó ổn định, an toàn hơn và để có thể kích hoạt từ xa, ông đã tạo ra ngòi nổ cho chúng.

Thị trường dynamite và ngòi nổ tăng rất nhanh những năm sau đó do nhu cầu sử dụng trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Nắm bắt được nhu cầu, "doanh nhân" Alfred Nobel mở hàng loạt phòng thí nghiệm và nhà máy ở 20 nước và xuất khẩu thuốc nổ tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nobel đồng thời tiếp tục nghiên cứu phát triển các chất nổ mới, bao gồm cả loại thuốc nổ không khói và phát minh ra nhiều vật liệu hoá học khác, trong đó có cao su, da tổng hợp, tơ nhân tạo…

Công việc triền miên khiến Alfred Nobel hầu như không còn thời gian cho cuộc sống riêng. Ở tuổi 43 ông mới đăng quảng cáo tìm bạn đời trên một tờ báo với nội dung: “Một người đàn ông trung niên, giàu có, học vấn cao, tìm một phụ nữ trưởng thành, giỏi ngôn ngữ, làm thư ký và quản gia”. Lọt vào mắt xanh Nobel là một phụ nữ người Áo - cô Countess Bertha Kinsky.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hai người chia tay và Bertha Kinsky quay về Áo và lấy chồng nhưng hai người vẫn liên lạc với nhau. Bà Bertha vốn căm ghét chiến tranh và đã viết cuốn sách nổi tiếng Lay Down Your Arms (Đả đảo vũ khí) và là người nổi tiếng trong các phong trào vì hoà bình thời đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến Alfred Nobel khi ông viết di chúc dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hoà bình. Năm 1905, Quốc hội Na Uy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho bà Bertha.

Nhiều năm sau khi ông qua đời, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ do Nobel phát minh đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá, khai thác hầm mỏ và nhiều ứng dụng khác.

Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày 10/12/1896 ở độ tuổi 63. Ông để lại bản di chúc "gây kinh ngạc" cho nghiều người khi chỉ dành một phần nhỏ gia tài cho bạn bè và người thân còn phần lớn tài sản (khoảng 94%) được bán lấy tiền gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm được trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học, văn chương và hòa bình. Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển và để tưởng nhớ Alfred Nobel, Ngân hàng Thụy Điển đã góp thêm vào quỹ Nobel và đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng trong lĩnh vực kinh tế. Từ năm 1969, Giải Nobel Kinh tế bắt đầu được trao cùng với các giải Nobel khác.

Trong hệ thống giải thưởng Nobel, các giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định. Giải Y/Sinh học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, Thụy Điển quyết định và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố. Ảnh: Gettyimages
Hai nhà khoa học người Mỹ đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố tại Stockholm, ngày 7/10. (Nguồn: Getty Images)

Lựa chọn khắt khe

Quy trình bầu chọn các giải Nobel trải qua rất nhiều vòng. Bắt đầu vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học hoặc y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250-350 người lọt vào vòng tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên cơ sở đa số phiếu bầu.

Từ tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử và chữ ký của các thành viên hội đồng gửi cho Viện Hàn lâm. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác.

Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng Giải được giữ kín trong 50 năm.

Riêng giải Nobel Hòa bình, theo di chúc của Nobel, giải thưởng này được trao cho người trong năm trước đó "đã làm nhiều nhất hoặc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc duy trì và thúc đẩy hội nghị hòa bình". Di chúc của Alfred Nobel cũng nêu rõ rằng một ủy ban gồm 5 người do Quốc hội Na Uy lựa chọn sẽ là bên trao giải thưởng này. Cho đến nay, lý do tại sao ông chọn Na Uy là nơi chọn và trao giải Nobel Hòa Bình vẫn chưa rõ ràng.

Giá trị truyền cảm hứng

Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người và nếu giải thưởng đó bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Sau khi công bố, lễ trao giải Nobel Y học (hoặc Sinh học), Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế được trao vào tháng 12 cùng năm tại Stockholm còn lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo, Na Uy. Chủ nhân Giải Nobel được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng số tiền mặt phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel và có thể thay đổi theo từng năm.

Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona Thụy Điển (khoảng 120.000 USD) lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Năm 2020, Ủy ban Nobel quyết định tăng thêm 1 triệu krona (khoảng 110.000 USD) so với năm trước đó, đưa con số tiền thưởng của giải lên 10 triệu krona. Ngày 15/9/2023, Quỹ Nobel thông báo tiếp tục tăng 1 triệu krona. Như vậy, phần thưởng bằng tiền mặt cho người đoạt giải Nobel hiện nay là khoảng 11 triệu krona (hơn 1 triệu USD).

Đến nay, sau hơn 120 năm kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, đã có trên 1000 cá nhân và tổ chức được nhận giải thưởng danh giá này. Giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện lòng cao thượng và nhân đạo của người sáng lập ra nó cũng như sự ghi nhận đối với nỗ lực, cống hiến và truyền cảm hứng của những người đoạt giải cho nhân loại.

Ngày 7/10 tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và Gary Ruvkun với việc phát hiện ra microRNA và vai trò của nó trong việc điều hòa hoạt động gen.

Ông Victor Ambros (sinh năm 1953) là nhà sinh học, giáo sư Trường Y khoa, Đại học Massachusetts.

Ông Gary Ruvkun (sinh năm 1952) là nhà sinh học phân tử làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard ở Boston.

Điểm danh 10 đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

Điểm danh 10 đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

Cùng nhìn lại những trường đại học trên thế giới có nhiều người đoạt giải Nobel nhất (bao gồm cả sinh viên đã tốt nghiệp ...

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ 1]

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ 1]

Thư viện Nobel là một bộ phận của Viện hàn lâm Thụy Điển, đặt trụ sở ngay trong tòa lâu đài giao dịch Chứng khoán.

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ cuối]

Từ Viện hàn lâm Thụy Điển đến giải thưởng Nobel [Kỳ cuối]

Năm 1895, Alfred Nobel ký ở Paris bức chúc thư gồm 300 từ kết thúc sự nghiệp và tư tưởng của cả cuộc đời.

Nobel Kinh tế 2023 gọi tên nữ khoa học gia người Mỹ 77 tuổi

Nobel Kinh tế 2023 gọi tên nữ khoa học gia người Mỹ 77 tuổi

Claudia Goldin, nữ giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, đã giành giải Nobel Kinh tế 2023 nhờ công trình nghiên cứu về vai ...

Giải Nobel Vật lý 2023 đã chính thức có chủ

Giải Nobel Vật lý 2023 đã chính thức có chủ

Chiều nay 3/10, Giải Nobel Vật lý 2023 đã được trao cho 3 nhà khoa học của Mỹ, Đức và Thụy Điển với nghiên cứu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Tình hình Sudan: Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của LHQ cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội.
Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Phía sau nghi phạm tấn công chợ Giáng sinh ở Đức

Câu chuyện phía sau tài xế lái xe đâm vào khu chợ Giáng sinh ở Đức, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Tổng thống Biden phê chuẩn ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Xung đột Israel-Hamas: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang ở giai đoạn cuối, kỳ vọng 'về đích' một thỏa thuận ngày càng tăng

Người ta tin rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong đó có việc thả các con tin Israel, sắp được thực hiện.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động