TIN LIÊN QUAN | |
Chủ nhân Nobel 2018 là ai? | |
Nobel Hòa bình 2018 vinh danh nỗ lực chấm dứt nạn sử dụng bạo lực tình dục |
Kể từ năm 1895, giải Nobel luôn công nhận các cá nhân xuất sắc trên toàn thế giới, đạt được thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Hơn hết, những người nhận Giải đều phải đem tới “những lợi ích lớn nhất cho nhân loại” – theo như di chúc của Alfred Nobel. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà phát minh, nhà hóa học, kỹ sư và nhà từ thiện người Thụy Điển Alfred Nobel và tiếp tục trị vì là một trong những giải thưởng uy tín và cao quý nhất hành tinh.
Giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học năm 2018 được trao cho hai giáo sư James P. Allison (70 tuổi) và Tasuku Honjo (76 tuổi) cho công trình giải phóng hệ miễn dịch của cơ thể để tấn công tế bào ung thư. Đây là một bước đột phá để sản xuất ra một loại thuốc chống ung thư hoàn toàn mới và giúp cho những bệnh nhân ung thư có thêm cơ hội chống lại căn bệnh thế kỷ.
Chủ nhân Giải Nobel Y học 2018 James Allison và Tasuku Honjo. (Nguồn: Nobel Prize) |
Niềm hy vọng mới
Trước khi khám phá của GS. Allision và GS. Honjo được vinh danh, các phương pháp điều trị ung thư cơ bản bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nội tiết tố. Các phát kiến của họ đã mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này và được đánh giá là bước ngoặt trong cuộc chiến chống ung thư.
Nhà miễn dịch học James P. Allison, 70 tuổi, người Mỹ, nghiên cứu về một loại protein (CTLA-4) có chức năng như một cái “phanh” ức chế hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng của việc thả “phanh” protein này và kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u. Trong khi đó, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, 76 tuổi, người Nhật Bản phát hiện ra một loại protein (PD-1) trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng ức chế, nhưng với cơ chế hoạt động khác loại protein trên.
Cho dù GS Allison và GS Honjo cùng được trao giải Nobel về những khám phá sử dụng nguyên lý giống nhau, nhưng hai nhà khoa học này chưa từng làm việc cùng nhau, nghiên cứu của họ hoàn toàn là riêng biệt, sử dụng cơ chế phanh riêng biệt trong hệ miễn dịch. Trước đó, GS Allison và GS Honjo đã cùng nhau chia sẻ Giải thưởng Tang 2014 – được coi là giải Nobel của châu Á với nghiên cứu của mình.
Tuy vậy, họ không phải là những người đầu tiên sử dụng hệ thống miễn dịch của con người để chống lại ung thư. GS Allison và GS Honjo đã nghiên cứu thành công khi những người khác thất bại bằng cách giải mã chính xác cách các tế bào tương tác với nhau như thế nào để họ có thể tinh chỉnh các phương pháp kiểm soát hệ miễn dịch.
Các liệu pháp dựa trên phát hiện này được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị ung thư, và được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được áp dụng để chữa các bệnh ung thư phổi, thận, bàng quang, đầu mặt cổ, ung thư da, ung thư hạch Hodgkin và một số loại ung thư khác.
Ứng dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phương pháp sử dụng chức năng của các tế bào miễn dịch để chống lại ung thư cũng đã được áp dụng và thử nghiệm bắt đầu từ năm 2017. GS Tạ Thành Văn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội - người học trò Việt Nam đầu tiên của GS Tasuku Honjo - đã cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2017, theo cơ chế tương tự với nghiên cứu của GS Honjo là tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch song với hướng tiếp cận khác.
Những kết quả ban đầu thu được rất khả quan. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có những cải thiện rõ rệt: ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện và chưa ghi nhận phản ứng phụ. Một số bệnh nhân đáp ứng rất tốt, có trường hợp ở ranh giới sống - chết nhưng giờ đã khoẻ mạnh bình thường.
Tuy vậy, theo GS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, phương pháp này không thể sử dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư mà thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư không thể điều trị, giai đoạn cuối, di căn. Bởi những bệnh nhân ở giai đoạn sớm, các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu có thể phát huy tác dụng cụ thể hơn. Ngoài ra, thuốc chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch. Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch.
Chi phí điều trị thuốc miễn dịch hiện nay rất cao, khoảng 100.000 USD/năm. Ở Việt Nam, thuốc thuộc diện nghiên cứu thì không mất tiền, bên cạnh đó các hãng thường có chương trình tài trợ, giảm giá cho các nước nghèo. Dù sao thì với nghiên cứu này, thế giới phần nào có thể yên tâm hơn khi phải chống lại căn bệnh ung thư quái ác, mà cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào điều trị thực sự hiệu quả.
Ra mắt mẫu giày thể thao siêu bền làm từ vật liệu đạt giải Nobel Vật lý Ngày 20/6, công ty đồ thể thao Inov-8 của Anh phối hợp với Đại học Manchester đã tung ra mẫu giày đầu tiên sử dụng ... |
Giọng ca soprano Nina Stemme đoạt giải "Nobel nhạc cổ điển" Ngày 15/5, Giải Birgit Nilsson 2018, được coi là giải “Nobel nhạc cổ điển” trị giá 1 triệu USD, đã được công bố tại Stockholm ... |
Nobel 2018: Không trao giải Văn học do bê bối tình dục Giải Nobel Văn học 2018 sẽ không được trao trong năm nay do bê bối quấy rối tình dục hiện đang bủa vây xoay quanh ... |