Giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về công tác giảng dạy trực tuyến

Quỳnh Mai
Gần đây, việc nhiều giảng viên đại học có những lời nói và hành động gây tranh cãi đã khiến dư luận vô cùng bất bình và nghi ngờ tính hiệu quả của giải pháp học tập online. Báo Thế giới và Việt Nam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với giảng viên Thanh Mai về những bất cập trong thời kỳ lớp học số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về học và dạy trực tuyến
Giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về công tác giảng dạy trực tuyến.

Phóng viên: Xin chào giảng viên Thanh Mai, rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với cô về các vấn đề xoay quanh việc học online. Là giảng viên tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, cô đánh giá như thế nào về chất lượng học tập online trong thời điểm hiện nay?

GV Thanh Mai: Đây là một câu hỏi hay và thực tế trong thời điểm hiện tại. Sau một thời gian tương đối dài làm việc theo phương pháp trực tuyến, tôi cho rằng giải pháp này đang phát huy tốt tác dụng và ngày một hoàn thiện.

Hoàn thiện ở đây có nghĩa là, người giảng dạy và người học đang dần làm quen hơn cả về mặt kĩ thuật lẫn mặt tâm lý mỗi khi đến giờ học online. Hiện nay, các em sinh viên đã tiếp thu tốt hơn, chịu khó học hơn khi nghe giảng qua màn hình. Các em đã thôi bớt những bối rối và e ngại như khi mới chuyển đổi môi trường. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo cũng đã quen với cách áp dụng công nghệ vào trong công tác đào tạo.

Tuy nhiên, cũng có một vài bất cập mà chúng tôi chưa khắc phục được. Ví dụ sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, cả những vùng sâu vùng xa, thậm chí còn có nhiều em là sinh viên ngoại quốc (Lào). Do vậy, nhiều hôm sĩ số lớp chỉ được 2/3 vì nơi các em ở bị lỗi mạng do trời mưa lũ, sạt lở, sóng kém.

Giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về học và dạy trực tuyến
Cô Thanh Mai chia sẻ: “Gần đây trong lớp học múa, chúng tôi đã phải dừng lại do mất mạng, các em không thể nhìn thầy làm mẫu và học theo".

Đối với các môn học đề cao tính thực hành, thị phạm trực tiếp như nghệ thuật, học tập trực tuyến đã ảnh hưởng đến kết quả như thế nào?

Quả thực, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới các môn thực hành trong ngành nghệ thuật. Trong năm học trước, trường tôi đã phải tạm hoãn và lùi lịch học những môn thực hành. Cùng với đó, trường cho xây dựng hệ thống bài giảng và quá trình tuyển sinh online vô cùng hiệu quả để đảm bảo công tác đào tạo.

Gần đây nhất, Hà Nội đã phải trải qua khoảng 2 tháng giãn cách. May mắn thay, 2 tháng này rơi đúng vào thời điểm hè nên các thầy cô của trường Đại học Sư phạm Trung ương đã biến nguy thành cơ, coi đây là thời điểm vàng để sắp xếp lại giáo án điện tử, cải thiện hình thức giảng dạy và củng cố cách làm việc qua phần mềm Teams.

Chắc hẳn là việc tiếp thu các môn học thực hành của các em tân sinh viên sẽ không được trực tiếp và hiệu quả bằng các anh chị khóa trước. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu các em có đủ sự tập trung và ý chí quyết tâm thì việc học thực hành trực tuyến vẫn được đảm bảo.

Việc học tập online chắc chắn đã đem đến không ít những bối rối, khúc mắc cho cả người dạy và học. Xin mời cô Thanh Mai chia sẻ đôi điều về những trải nghiệm cá nhân trong thời kỳ học tập trực tuyến.

Quá trình dạy học trực tuyến đúng là đem lại vô vàn những bất cập cho cả sinh viên lẫn các giảng viên. Đối với sinh viên của tôi, có bạn về quê lại không cầm theo máy tính vì không nghĩ dịch lại kéo dài tại Hà Nội tới vậy, có bạn nhà ở vùng cách ly nên học tập bị xao nhãng phần nào, có bạn lại bị những tiếng ồn xung quanh làm phiền trong giờ học, và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.

Còn đối với cá nhân tôi, tôi được nghỉ dạy thì các con tôi cũng được nghỉ học trên trường, do vậy nên đôi khi các cháu còn quấy quả cô giáo mẹ. (Cười). Sau đó, tôi phải giải thích với con là mẹ đang làm việc để con tập trung làm việc của con, còn mình tập trung giảng dạy.

Trước tình hình không có biện pháp nào khả quan hơn, cô Thanh Mai có bí quyết gì để khơi gợi sự chú ý và tập trung của sinh viên khi giảng dạy trực tuyến?

Sau một thời gian dạy học online, tôi đã đúc kết cho bản thân một số bí quyết cứng và mềm. Cứng ở đây là, tôi sẽ đưa ra một số nội quy lớp và buộc các em phải tuân theo. Ví dụ như sinh viên phải bật camera khi tham gia lớp học, phải chủ động tương tác để giành điểm cộng, hay thường xuyên làm các dự án thuyết trình. Các em sinh viên vẫn còn quá trẻ nên rất dễ bị mất tập trung, việc thực hiện một số quy định cứng đóng vai trò đòn bẩy cho sự tập trung và chăm chỉ của các em.

Cùng với đó, tôi cũng có một số bí quyết mềm để khuyến khích tinh thần tự giác học tập của các bạn trẻ. Tôi luôn lấy sinh viên làm trung tâm, tôi dành nhiều thời gian đóng góp ý kiến cho các tác phẩm, dự án của các em. Bên cạnh đó, tôi chủ động xây dựng nhiều nội dung hấp dẫn đen xen với lý thuyết trong mỗi bài giảng. Trước khi vào mỗi lớp học online, tôi chỉnh trang diện mạo, trang phục, đồng thời kiểm tra kiến thức cũ hay bài tập đã giao trước đó để không khí buổi học sôi nổi hơn.

Giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chia sẻ về học và dạy trực tuyến
Cô Thanh Mai áp dụng tuyệt chiêu mềm nắn rắn buông, vừa ôn lại vừa nhu để thúc đẩy tinh thần học tập của các bạn sinh viên.

Sự khác biệt trong giảng dạy trực tiếp và trực tuyến chắc hẳn đã tạo cho cô nhiều cảm nhận khác nhau. Vậy kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô Thanh Mai khi dạy học online là gì?

Trong thời điểm đại dịch hoành hành thế này, tôi chỉ mong trước hết là các em đều khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, sau đó mới là kết quả học tập xuất sắc. Vậy mà, tôi đã từng đứng tim khi hay tin một sinh viên của mình nghi ngờ dương tính với virus Sars-Cov-2. Lúc ấy, tôi bối rối, lo lắng tột cùng và chỉ mong có thể giúp gì đó cho em.

Lúc nhận được tin em âm tính, cả cô cả trò đều mừng rơm rớm nước mắt. Sau này khi nghĩ lại, tôi vẫn rất trân trọng quãng thời gian mình vừa là người lái đò đưa em tới bến bờ tri thức, lại vừa là chỗ dựa tinh thần khi em gặp cú sốc lớn của cuộc đời.

Tôi đã đồng hành với em qua nhiều ngày đêm cách ly, được em tin tưởng gửi gắm những nỗi niềm khó nói. Sau này em khỏe lại, tôi vẫn rất trân trọng quãng thời gian mình vừa là người lái đò đưa em tới bến bờ tri thức, lại vừa là chỗ dựa tinh thần khi em gặp cú sốc lớn của cuộc đời.

Dạy học online dường như đã khiến giảng viên và sinh viên nói chung không gần gũi được như thời kỳ trước dịch. Gần đây, giảng viên X của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có phát ngôn dậy sóng “Nghỉ học có làm em đỡ buồn không” khi một sinh viên xin nghỉ học vì người thân mất. Phát ngôn này được đánh giá là thiếu sự đồng cảm giữa người với người. Trên cương vị một người đồng nghiệp, cô có suy nghĩ gì về sự việc này?

Cá nhân tôi nhận thấy đây là sự sơ suất từ cả hai phía thầy và trò. Giá như bạn sinh viên đó trình bày rõ hơn là bà bạn mất, giá như thầy hỏi trò rõ hơn về lí do nghỉ học thì mọi chuyện đã hóa đơn giản. Tuy nhiên, đáng tiếc là cuộc đời không có giá như.

Xưa nay chúng tôi hay nói vui “Nhất quỷ, Nhì ma, Thứ ba học trò.” Học trò đôi lúc nói dối để đi chơi hay làm việc riêng, nên theo phản xạ, các thầy cô giáo thường phản ứng hơi nghiêm khắc một chút nhằm khích lệ các em cố gắng tham gia đủ giờ đủ tiết hơn. Điều này trước là để công bằng với mọi sinh viên trong lớp, sau là nhằm tạo sự hứng khởi cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Liệu thời gian học tập trực tuyến xa cách đã khiến thầy và trò không còn hiểu và thông cảm được cho nhau?

Tôi tin rằng, chỉ cần thầy tận tâm, tận lực, còn trò cầu thị, chăm chỉ, ắt hẳn sẽ không còn bất cứ khoảng cách nào giữa việc học online và việc học trực tiếp trên lớp.

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Cô!

NSND Trung Anh của 'Về nhà đi con' chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam, muốn dồn sức vào công việc giảng dạy

NSND Trung Anh của 'Về nhà đi con' chia tay Nhà hát Kịch Việt Nam, muốn dồn sức vào công việc giảng dạy

NSND Trung Anh chia sẻ, sau khi nghỉ hưu tại Nhà hát Kịch Việt Nam, ông đã nhận lời mời giảng dạy tại ĐH Sân ...

Ngành giáo dục cần chuyển mình ngay từ việc dạy học trực tuyến

Ngành giáo dục cần chuyển mình ngay từ việc dạy học trực tuyến

Chia sẻ với TG&VN, ông Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam cho rằng, phương thức ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động