Giáo dục - một 'bến đỗ' trong hợp tác của Đài Loan (Trung Quốc) với Ấn Độ

Mỹ Lệ
Đài Loan (Trung Quốc) tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục với Ấn Độ, từ đó phát huy vai trò 'sức mạnh mềm' trong hợp tác giữa hai bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quan hệ giữa Ấn Độ với vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) những năm gần đây đã có nhiều bước tiến triển mới. Việc phát huy vai trò “sức mạnh mềm” trong chính sách đã kéo hai bên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Ấn Độ tìm gì khi hợp tác giáo dục với Đài Loan (Trung Quốc)?
Sinh viên Ấn Độ tại Đài Loan (Trung Quốc).

Mũi nhọn “sức mạnh mềm”

Hội nhập giáo dục quốc tế đã đem đến những cơ hội hợp tác mới. Do đó, trong hợp tác giữa Ấn Độ với Đài Loan, giáo dục đóng vai trò như một công cụ “quyền lực mềm” hiệu quả trong việc thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn.

Tính đến năm 2021, số lượng sinh viên Ấn Độ đang học tập tại Đài Loan lên đến 2.398 sinh viên (tăng 56%). Con số này đã mở ra nhiều triển vọng hợp tác giữa Ấn Độ với vùng lãnh thổ này trong lĩnh vực giáo dục.

Về phía Đài Loan, kể từ năm 2016, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn chính thức tiến hành chính sách “Hướng Nam mới” (NSP) nhằm đa dạng hóa quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là giáo dục.

Tại Hội nghị An ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bà Thái Anh Văn tái khẳng định NPS sẽ cung cấp nền tảng hợp tác với các quốc gia phía Nam và cam kết liên kết NPS với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).

Tuy nhiên, NSP không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn chú trọng các mối liên hệ xã hội, mà trọng tâm là liên kết con người nhằm thúc đẩy “quyền lực mềm” của Đài Loan.

Đặc biệt, Đài Loan lên kế hoạch tạo ra một chương trình học thuật lưu động, một mặt để thúc đẩy môi trường giao lưu tri thức, mặt khác nhằm mục tiêu tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ, một quốc gia với vị thế chiến lược quan trọng trong chính sách của Đài Loan.

Ấn Độ cũng bày tỏ thiện chí “có đi có lại” khi mời các học giả xuất sắc của Đài Loan tới làm việc trong thời gian từ 6 tháng đến một năm.

Tiềm năng hơn thách thức

Xuất phát từ chiến lược tăng cường giao lưu nhân dân, việc giữ vững và củng cố mối quan hệ Ấn Độ-Đài Loan cơ bản được xúc tiến dựa trên mối quan tâm của sinh viên với nền văn hóa của cả hai bên.

Tin liên quan
Ấn Độ quyết không Ấn Độ quyết không 'tụt hậu' Bangladesh về ngoại giao trái cây

Dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn, Đài Loan đang tận dụng triển vọng kinh tế để chuyển mình thành “trung tâm giáo dục” cấp khu vực. Do đó, giáo dục có thể trở thành một phương thức để gia tăng ảnh hưởng của Đài Loan trong khu vực, đặc biệt là với Ấn Độ.

Tuy nhiên, chiến lược này phải đối mặt với thách thức đến từ nhiều phía. Theo ghi nhận, số lượng sinh viên Ấn Độ theo học tại Mỹ đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc, và chiếm khoảng 18% tổng số du học sinh trong năm 2019-2020.

Anh, Singapore, hay Hàn Quốc cũng là những điểm đến tiềm năng của du học sinh Ấn Độ.

Mặc dù môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng Đài Loan vẫn có cơ hội thu hút nhân tài đến từ Ấn Độ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm, hỗ trợ chi phí sinh hoạt và cơ hội việc làm.

Không chỉ vậy, 16 trường đại học Đài Loan nằm trong Bảng xếp hạng Đại học (QS) thế giới năm 2021 và 35 trường đại học Đài Loan nằm trong Top 300 của bảng xếp hạng QS châu Á có thể là một lợi thế để thu hút sự chú ý của sinh viên Ấn Độ.

Bên cạnh đó, việc duy trì sự cân bằng giữa hai ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên của Đài Loan cũng là một chiến lược tiềm năng. Ông Peters Ly Chen, Trưởng phòng Giáo dục, Trung tâm Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc ở New Delhi cho rằng các chương trình đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội cần được thúc đẩy nhiều hơn để thu hút sinh viên từ Ấn Độ.

Theo ông Peters Ly Chen, các sinh viên theo học chuyên ngành khoa học xã hội tạo khả năng kết nối và thúc đẩy trao đổi văn hóa lớn hơn so với sinh viên khoa học tự nhiên. Những sinh viên này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy “quyền lực mềm”, đồng thời vẫn mang lại lợi ích về mặt kinh tế.

Do vậy, đây được đánh giá là chiến lược khôn ngoan nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ với Đài Loan trong thời gian tới.

Mặt khác, Đài Loan cũng nên khai thác nhân sự giảng dạy tiếng Anh đến từ Ấn Độ theo chương trình hợp tác tới năm 2030 nhằm hiện thực hóa kế hoạch “Đài Loan song ngữ”.

Ngày nay, thế giới có tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau rất cao và giáo dục đóng vai trò như một chất xúc tác trong tiến trình củng cố hợp tác Ấn Độ - Đài Loan trên các bình diện trao đổi văn hóa hay giao lưu nhân dân.


Bài viết của Sadia Rahman - nghiên cứu sinh tại Đại học Chung Hsing ở Đài Loan (Trung Quốc) và TS. Namrata Hasija - nghiên cứu viên tại Trung tâm Chiến lược và Phân tích Trung Quốc ở New Delhi (Ấn Độ) đăng trên trang web của Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát (ORF), Ấn Độ.

Bangladesh ráo riết triển khai ngoại giao xoài với Ấn Độ

Bangladesh ráo riết triển khai ngoại giao xoài với Ấn Độ

Bangladesh đẩy mạnh ngoại giao xoài với Ấn Độ và các nước láng giềng như một nỗ lực thể hiện thiện chí.

Quan chức ngoại giao Ấn Độ thăm Guatemala, Jamaica và Bahamas

Quan chức ngoại giao Ấn Độ thăm Guatemala, Jamaica và Bahamas

Ông V. Muraleedharan lần đầu tiên công du ba nước Guatemala, Jamaica và Bahamas với tư cách Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

(theo ORF Online)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó khăn trong ngành làm đẹp.
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp tục lái xe.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động