Giáo dục phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau

TS. Nguyễn Khánh Trung
Nhà nghiên cứu về giáo dục
Xã hội đang thay đổi nhanh chóng, nhất là với sự xuất hiện liên tục của công nghệ mới tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống trong thời gian gần đây, giáo dục buộc phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
TS. Nguyễn Khánh Trung cho rằng, trước bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, giáo dục buộc phải thay đổi.

Công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều rào cản

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đổi mới giáo dục. Việc đổi mới hay cải cách giáo dục là một nhu cầu cần thiết và tự nhiên với mọi quốc gia. Bởi lẽ, xã hội đang thay đổi nhanh chóng, nhất là với sự xuất hiện liên tục của công nghệ mới, tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống trong thời gian gần đây. Đứng trước bối cảnh này, giáo dục buộc phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Quan sát công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, tôi nhận thấy Việt Nam đang cố gắng đi theo con đường của các nước phát triển đã và đang đi về nội dung trong cách thức thực hành giáo dục trong nhà trường.

Chẳng hạn, chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, làm nhẹ các kỳ thi và điểm số để giảm áp lực cho học sinh, tăng quyền lựa chọn cho các chủ thể bên dưới trong các trường học như việc chọn sách giáo khoa mới đây (Thông tư 27/2023/TT-BGD-ĐT).

Nhiều nước phát triển có cách thức thực hành giáo dục tương tự với một mục tiêu nhắm tới là đào tạo con người tự chủ, tự trị về trí tuệ, cảm xúc, đạo đức và thể chất để các bạn trẻ tự tin bước vào đời, có khả năng tự lo liệu cho bản thân và phụng sự xã hội. Mục tiêu đó là đúc kết từ nhiều suy tưởng mang tính triết lý và giáo dục qua nhiều thế kỷ từ JJ Rousseau, E Kant đến M Montessori và nhiều nhà giáo dục uy tín khác, nó cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất tự nhiên của con người và xã hội.

Do đó, tôi ủng hộ công cuộc đổi mới này ngay từ đầu nhưng cũng lo lắng công cuộc này sẽ không đến nơi đến chốn, sẽ rơi vào trạng thái lưng chừng với xáo trộn và nhiều vấn đề, nền giáo dục bị thay đổi liên tục nhưng lại không đến đích cần đến. Có lẽ, mục tiêu nhắm đến của chúng ta không rõ ràng, sức cản từ tập tính trong suy nghĩ và hành động của cả xã hội nói chung và từng chủ thể trong hệ thống giáo dục nói riêng quá lớn. Tư tưởng trọng bằng cấp vẫn tồn tại, ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của nhiều người.

Trong bất kỳ quốc gia nào, định chế giáo dục không bao giờ tồn tại một cách độc lập mà luôn là "con đẻ", là một bộ phận của xã hội tổng thể, luôn gắn bó một cách hữu cơ, tương tác, ảnh hưởng qua lại với các định chế khác. Do đó, muốn hiểu thấu đáo, muốn đổi mới giáo dục thành công thì cần phải tìm hiểu và thay đổi nhiều thứ, từ các định chế khác bên ngoài giáo dục và ngược lại. Tôi rất ấn tượng với câu khẩu hiệu đăng ở bìa tờ Tạp chí Sư phạm của Pháp là "Thay đổi xã hội để thay đổi nhà trường, thay đổi nhà trường để thay đổi xã hội".

Chúng ta học hỏi và đổi mới giáo dục theo hướng của các nước phát triển. Nhưng mục tiêu giáo dục phổ thông của nhiều nước phát triển là nhằm đào tạo các công dân phù hợp để sống, làm việc, phát triển và bảo vệ nền dân chủ của họ. Mục tiêu đó hoàn toàn phù hợp và hài hòa, được thể hiện thống nhất, mạch lạc từ hiến pháp, luật giáo dục đến các văn bản dưới luật và thấm vào từng chủ thể trong hệ thống giáo dục.

Trong khi hệ thống giáo dục chúng ta lại khác với các nước này. Luật giáo dục hiện hành quy định một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là “hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân”. Tư tưởng trọng bằng cấp vẫn tồn tại, ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của nhiều người...

Cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên thế hệ mới

Tập tính là khái niệm lớn trong lý thuyết của Pierre Bourdieu, có tập tính tập thể của cả một xã hội và tập tính của từng cá nhân. Tập tính là những lề thói, thói quen trong suy nghĩ và hành động, những gì đã ăn sâu bám rễ lâu ngày... Cách quan niệm, cách thực hành trong giáo dục theo lối cũ ở ta đã tồn tại lâu năm, đã làm nên các căn chuẩn ổn định, làm thành ý thức tập thể trong toàn xã hội. Do vậy, không dễ dàng gì để thay đổi tập tính này nếu không có một chương trình cải cách kiên trì và lâu dài, được dẫn dắt bởi các nhà cải cách giáo dục có thể nhìn thấu vấn đề và có năng lực.

Công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay vẫn còn nhiều rào cản, làm sao có thể thay đổi tập tính của mình chỉ bằng những chỉ thị, bằng những đợt tập huấn ngắn ngày. Một cách tự nhiên và dễ hiểu, các cá nhân sẽ trở lại đường xưa cố hữu khi những chủ trương, phong trào chìm xuống. Đây là một sự cản trở quan trọng khác của sự đổi mới giáo dục tồn tại trong mỗi chủ thể của hệ thống.

Ví dụ, Phần Lan tiến hành các cuộc đổi mới giáo dục thành công. Họ đặt giáo viên là trung tâm, là những chủ thể của đổi mới. Trước khi ban hành chương trình đổi mới giáo dục thì các trường, các khoa sư phạm của họ đã đổi mới trước đó nhiều năm. Họ chuẩn bị một đội ngũ giáo viên chất lượng, những giáo viên này đã khởi xướng, đã kêu gọi, cổ xúy cả xã hội đổi mới giáo dục.

Nhìn lại, chúng ta chưa chuẩn bị đội ngũ giáo viên thế hệ mới, chưa có và cài đặt “hệ điều hành mới” nơi các chủ thể then chốt của nhà trường. Thực tế, giáo viên cũng phải thay đổi bởi công cuộc đổi mới giáo dục sẽ không suôn sẻ, khó thành công với những con người cũ và ngại thay đổi.

Giáo dục là con đường đưa các cá thể vào xã hội, là định chế tạo ra nguồn nhân sự cho xã hội. Quốc gia có phát triển được hay không, phát triển nhanh hay chậm là do con đường đó được thiết kế thế nào. Quốc gia nào sở hữu một hệ thống giáo dục, trong đó, tạo ra được một môi trường giúp từng cá nhân phát triển tốt nhất các năng lực sẵn có thì quốc gia đó phát triển.

Trẻ em với khả năng học hỏi và sáng tạo phong phú như nhau, điều còn lại là phụ thuộc vào hệ thống giáo dục của từng quốc gia. Việt Nam hơn nhiều quốc gia khác là đang có một lực lượng trẻ hùng hậu, điều còn lại là hệ thống giáo dục của ta phải chuyển mình, phải đổi mới thế nào để tạo ra những "sản phẩm giáo dục" chất lượng, thích ứng, thích nghi được với thời cuộc, đồng thời phát huy được năng lực của các thế hệ trẻ trong tương lai.

TS. Nguyễn Khánh Trung là nhà nghiên cứu về giáo dục, tác giả sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan; dịch giả của loạt sách Học thế nào bây giờ?.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Gen Z 'vươn mình' ra thế giới

Gen Z 'vươn mình' ra thế giới

Nhờ tư duy mở và tinh thần tự lập, dám nghĩ dám làm, thế hệ Gen Z dễ dàng vượt qua được các khuôn khổ ...

PGS. TS. Trần Thành Nam: Gen Z cần có khát vọng vươn lên để không bị 'hết hạn sử dụng' trong thời đại số

PGS. TS. Trần Thành Nam: Gen Z cần có khát vọng vươn lên để không bị 'hết hạn sử dụng' trong thời đại số

Gen Z đang sống trong một thế giới quá tải thông tin, dẫn đến việc các bạn có tâm trạng hoang mang về học cái ...

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023

Trong năm 2023, ngành Giáo dục có nhiều thành tích nổi bật, nhiều điểm mới như bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo ...

Nhìn lại 10 dấu ấn giáo dục và đào tạo nổi bật năm 2023

Nhìn lại 10 dấu ấn giáo dục và đào tạo nổi bật năm 2023

Dưới đây là 10 dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2023 do Bộ GD&ĐT đưa ra.

Gen Z dễ rơi vào cái bẫy 'người vô dụng' nếu không nỗ lực học hỏi

Gen Z dễ rơi vào cái bẫy 'người vô dụng' nếu không nỗ lực học hỏi

Công nghệ bùng nổ, nếu không chịu nỗ lực học hỏi thì các bạn Gen Z dễ rơi vào cái bẫy trở thành "người vô ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động