Giao lưu văn hóa Việt - Nhật tìm về chiều sâu

Trọng Vũ
Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Doi Katsuma cho rằng, với nền tảng của sự giao lưu văn hóa thường xuyên và tích cực như hiện tại, người dân Việt Nam và Nhật Bản cần hiểu biết sâu hơn về giao lưu này trong giai đoạn mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giao lưu văn hóa Việt - Nhật tìm về chiều sâu
Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Doi Katsuma.

Goethe của Đức, L’Espace của Pháp hay Hội đồng Anh của Anh…, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã trở thành địa chỉ văn hóa tin cậy của công chúng ở Hà Nội. Điều gì làm nên thành công này, thưa ông?

Được thành lập ở Hà Nội từ năm 2008 với tư cách là một văn phòng đại diện tại nước ngoài của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, chúng tôi hoạt động trên ba lĩnh vực chính là trao đổi văn hóa nghệ thuật, giáo dục tiếng Nhật, nghiên cứu Nhật Bản và đối thoại quốc tế.

Trong suốt 15 năm qua, chúng tôi đã phối hợp với nhiều tổ chức và cá nhân ở Việt Nam thực hiện nhiều chương trình, từ triển lãm, hòa nhạc, biểu diễn sân khấu, chiếu phim, diễn thuyết, đến thúc đẩy kết nối giữa các nghệ sĩ và nhân vật văn hóa của hai nước và các nước khác. Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có những đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục tiếng Nhật, trong đó có hoạt động hỗ trợ giáo dục tiếng Nhật tại các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng cao, chúng tôi tăng cường hỗ trợ ở các cấp độ khác nhau như: cử các chuyên gia tiếng Nhật sang Việt Nam, mời các giáo viên và sinh viên, học sinh Việt Nam sang

Nhật Bản, cung cấp các tài liệu giảng dạy tiếng Nhật, tổ chức các buổi hội thảo hoặc khóa đào tạo dành cho giáo viên, cung cấp các dịch vụ tư vấn giảng dạy, tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Nhật tại Việt Nam...

Về lĩnh vực nghiên cứu Nhật Bản và đối thoại quốc tế, chúng tôi hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo cho các cơ quan nghiên cứu về Nhật Bản. Chúng tôi cũng mời các nhà nghiên cứu qua Nhật nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về Nhật Bản tại Việt Nam; tổ chức các chương trình giao lưu trí tuệ như các dự án hợp tác nghiên cứu và các chương trình đối thoại nhằm tăng cường hiểu biết về các vấn đề chung mang tính song phương, khu vực và toàn cầu.

Với dấu ấn kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Trung tâm xác định những hoạt động trọng tâm nào trong năm nay?

Mục tiêu của chúng tôi trong năm nay là làm sao có thể quảng bá được sức hấp dẫn của đất nước Nhật Bản đến với mọi tầng lớp người dân Việt Nam. Trong đó, hoạt động trọng tâm là tổ chức các triển lãm với chủ đề từ truyền thống đến hiện đại, kéo dài từ ba tuần đến một tháng.

Giao lưu văn hóa Việt - Nhật tìm về chiều sâu
Triển lãm búp bê Nhật Bản.

Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tổ chức thành công một số triển lãm như gốm Nhật Bản, ảnh phong cảnh Nhật của một nhiếp ảnh gia người Việt, búp bê Nhật Bản ở thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Giang…

Từ tháng 9 trở đi, bên cạnh việc duy trì các triển lãm, chúng tôi tổ chức Chương trình chiếu phim Nhật Bản Japan Hour – một sự kiện văn hóa rất được công chúng ở Việt Nam quan tâm, đồng thời bảo trợ cho vở opera “Công nữ Anio” diễn ra từ ngày 22-24/9 – hoạt động trọng tâm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Vào tháng 10, chúng tôi dự kiến tổ chức một buổi hòa nhạc J-Pop và Anime tại Nhà hát Tuổi trẻ và Complex01 với khách mời là một ca sĩ Nhật Bản nổi tiếng.

Người Việt Nam ngày càng yêu thích và gần gũi với văn hóa Nhật Bản. Ông có những ấn tượng gì về sự giao lưu văn hóa này?

Bản thân tôi ngày càng nhận thấy sự tương đồng và gần gũi giữa con người, cũng như văn hoá Việt Nam và Nhật Bản. Thật mừng vì người Việt Nam luôn dành sự quan tâm và tin tưởng sâu sắc với các sản phẩm, dịch vụ của Nhật Bản. Ngoài ra, số lượng người quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau, từ văn hóa đại chúng như truyện tranh, phim hoạt hình, thời trang đến nghệ thuật, văn học ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Theo ông, trong thời gian tới, việc thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước cần phát triển theo hướng nào?

Với nền tảng của sự giao lưu thường xuyên và tích cực như hiện nay, chúng ta cần có những định hướng mới.

Là cơ quan làm công tác quảng bá văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, chúng tôi có định hướng theo các mức độ giao lưu như sau.

Cấp độ đầu tiên là thông qua các hiện vật ẩn chứa những tâm tư tình cảm, văn hóa của người Nhật. Cấp độ thứ hai là giao lưu giữa con người với con người ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Cấp độ thứ ba là giao lưu xã hội - mảng này chúng tôi vẫn chưa làm được nhiều và mong muốn đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Giao lưu văn hóa Việt - Nhật tìm về chiều sâu
Ông Doi Katsuma cùng các em học sinh Việt Nam tại một triển lãm về gốm Nhật.

Trên cơ sở mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển, chúng tôi mong muốn tăng cường hơn nữa sự giao lưu, trao đổi và chia sẻ thông tin và hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra các giá trị mới.

Nhìn lại chặng đường thiết lập quan hệ ngoại giao 50 năm qua, có thể nhìn thấy rõ những thành quả của sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Tuy nhiên, trong 50 năm tới, chúng ta không đơn thuần chỉ “nhìn” mà cần suy ngẫm về sự giao lưu này. Phải làm sao để người

Việt Nam không chỉ yêu thích mà còn hiểu về bối cảnh văn hóa – lịch sử đằng sau đó để hiểu sâu hơn nữa về văn hóa Nhật Bản, cũng như người Nhật khi thưởng thức đồ ăn Việt Nam không chỉ thấy ngon mà còn hiểu được cả lịch sử và ý nghĩa của món ăn đó.

Tổ chức thành công chương trình ‘Tuần lễ Game Hàn Quốc’ lần thứ nhất tại Việt Nam

Tổ chức thành công chương trình ‘Tuần lễ Game Hàn Quốc’ lần thứ nhất tại Việt Nam

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức thành công Chương trình "Tuần lễ Game Hàn Quốc 2023" tại trường Đại học Công ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và đổi mới Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Khoa học, công nghệ và đổi mới Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Chính phủ Brazil quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy để sớm hoàn tất quá trình Brazil ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn về những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm sâu sắc mà Nhà vua, Hoàng hậu, ...

VUAJ và sứ mệnh vì 'một cộng đồng, gắn kết hai nền văn hóa' Việt Nam-Nhật Bản

VUAJ và sứ mệnh vì 'một cộng đồng, gắn kết hai nền văn hóa' Việt Nam-Nhật Bản

Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VUAJ) hướng tới trở thành hạt nhân gắn kết cộng đồng, là cầu nối quan trọng ...

Việt Nam-Nhật Bản: Trao truyền mối thâm tình cho các thế hệ sau

Việt Nam-Nhật Bản: Trao truyền mối thâm tình cho các thế hệ sau

Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được cùng người dân Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động