Giới công nghệ Mỹ tuyệt giao, Huawei đã trúng đòn chí mạng?

Minh Anh
TGVN. Kể từ khi bị đưa vào danh sách đen của Washington vào tháng trước, lần lượt các công ty công nghệ Mỹ đã chính thức tuyệt giao với Huawei, gặp họa vô đơn chí - "gã" khổng lồ công nghệ Trung Quốc giờ ra sao?  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Nhà sáng lập Huawei: Những hạn chế của Washington "sẽ không thể ngăn chúng tôi"
gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Bloomberg: Doanh số điện thoại của Huawei có thể sụt giảm tới 60%
gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang
Giới công nghệ Mỹ tuyệt giao, Huawei đã trúng đòn chí mạng? (Nguồn: Reuters)
gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Chiến tranh lạnh về công nghệ - Bắc Kinh nỗ lực thay thế Mỹ bằng Nga

Vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chỉ định đưa Huawei vào đầu danh sách thực thể gây rủi ro an ninh quốc gia. Sắc lệnh này yêu cầu các công ty Mỹ phải được sự cho phép của Chính phủ mới được làm ăn với Huawei.

Họa vô đơn chí

Sau mệnh lệnh từ ‘Trung ương’, ngay lập tức, các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã nhanh chóng tuân thủ, mặc dù sau đó Huawei đã nhận được thời gian ân hạn 3 tháng để hoàn tất các hợp đồng còn dang dở với các đối tác và khách hàng của mình, trước khi danh sách đen chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, khó mà tưởng tượng được các thiệt hại của Huawei khi các ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ lần lượt cắt đứt quan hệ.

Sau khi Huawei bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen, Google ngay lập tức tuyên bố sẽ thu hồi quyền truy cập của công ty này với dịch vụ Android. Báo cáo của Bloomberg cho biết, Google đã cắt nguồn cung cấp cả phần cứng cũng như phần mềm cho Huawei.

Tuyên bố này đã giáng một đòn mạnh vào Huawei, vì tất cả các điện thoại của hãng đều chạy trên hệ điều hành Android của Google. Điều đó có nghĩa là hàng triệu khách hàng của Huawei có thể mất quyền truy cập vào các bản cập nhật bảo mật, cũng như có thể chịu các gián đoạn khác.

Mất nền tảng Android phổ biến - nơi cung cấp hệ điều hành cho khoảng 86,7% điện thoại thông minh trên toàn thế giới và hỗ trợ hàng triệu ứng dụng, sẽ khiến Huawei rất khó thuyết phục người tiêu dùng mua thiết bị di động của mình.

Để đối phó với tình huống ‘cực chẳng đã’ này, Huawei đã nhanh chóng chuyển sang "kế hoạch B", sẵn sàng phát hành hệ điều hành của mình thay thế Android. Nhưng dù Huawei ‘mạnh miệng’ tuyên bố, họ có thể đã sẵn sàng phát hành hệ điều hành mới vào ngay mùa Thu này tại thị trường Trung Quốc và các thị trường còn lại vào quý I hoặc II/2020, thì dư luận vẫn cho rằng, đó là một kế hoạch không thuyết phục. Thị trường điện thoại thông minh về cơ bản là cuộc đua giữa hai ‘ngựa chiến’ đều của Mỹ, iOS và Android. Nhiều đối thủ nặng ký khác dù đã cố gắng thách thức sự thống trị của Apple và Google đều đã thất bại trong quá khứ.

gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Không phải đất hiếm, Trung Quốc có “vũ khí tối cao” trong thương chiến với Mỹ

Còn ‘đế chế’ mạng xã hội Facebook đã cấm Huawei cài đặt sẵn bất kỳ ứng dụng Facebook nào - bao gồm WhatsApp và Instagram - trên điện thoại của họ. Lệnh cấm mới đã có hiệu lực ngay lập tức đối với bất kỳ điện thoại Huawei mới nào từ khi nó chưa xuất xưởng.

Dù Facebook hiện từ chối bình luận về thời gian lệnh cấm thực sự có hiệu lực đối với tất cả các máy điện thoại Huawei, thì vẫn chẳng có gì chắc chắn cho mối quan hệ tương lai của Huawei với Google. Thật khó để biết, liệu Huawei có còn được tiếp tục giữ quyền truy cập vào Google Play nữa hay không, hay tại một thời điểm nào đó, khách hàng sẽ đột ngột bị lấy mất mọi quyền truy cập vào ứng dụng Facebook.

Sau ZTE sẽ là Huawei

Giới quan sát cho rằng, năm ngoái, Tổng thống Trump đã nhanh chóng “đè bẹp’ Công ty công nghệ ZTE cũng của Trung Quốc chỉ trong vài ngày. Có vẻ như tiếp theo sẽ là Huawei.

Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn với Huawei.

Vài tháng trước đó, vị thế của Huawei trong ngành công nghệ đã được khẳng định bằng việc chính thức trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai và sự hiện diện đáng kể của nó trong thị trường thiết bị viễn thông thế giới.

Nhưng bây giờ, tương lai của người khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã trở nên không chắc chắn, khi phải vật lộn với những hậu quả của việc bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng, động thái này sẽ khiến Huawei bắt buộc phải tự đánh giá lại cách họ xây dựng sản phẩm và phát triển kinh doanh.

gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang
Huawei có thể thấy mình trong tình huống tương tự của ZTE, vì họ phụ thuộc quá nhiều vào các công ty Mỹ trong các hoạt động kinh doanh. (Nguồn: Reutes)

Người sáng lập và cũng là Giám đốc điều hành của Huawei Nhậm Chính Phi vừa cho biết hôm thứ Hai rằng, doanh số điện thoại thông minh của họ bên ngoài Trung Quốc đã giảm tới 40% và doanh thu của Huawei trong hai năm tới có thể mất khoảng 30 tỷ USD.

Huawei cũng đã phải loại bỏ việc ra mắt máy tính xách tay MateBook mới của mình do lệnh cấm giao dịch và trì hoãn việc phát hành điện thoại thông minh công nghệ gập Mate X. Dù sự chậm trễ này đã được giải thích là do quyết định của công ty nhằm tiến hành thử nghiệm bổ sung, sau khi xảy ra sự cố lỗi Galaxy Fold của Samsung.

Mặc dù các tác động dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của Huawei hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới chuyên gia đều cho rằng, con đường phía trước của Huawei sẽ không hề dễ dàng. Công ty này có thể mất phần lớn thị phần ở nước ngoài. Sự thất bại này có thể còn dẫn đến căng thẳng gia tăng giữa các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc.

Khi được hỏi về kịch bản tồi tệ nhất sẽ như thế nào đối với Huawei, Nhà phân tích hàng đầu của Công ty tư vấn công nghệ Moor Insights & Strateg Patrick Moorhead đã đưa ra mẫu so sánh với một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác, đó là ZTE.

Lệnh cấm ZTE hồi năm ngoài gần như đã khiến công ty này sụp đổ. Chuyên gia Moorhead nhận định, Huawei có thể thấy mình trong tình huống tương tự vì họ phụ thuộc quá nhiều vào các công ty Mỹ trong các hoạt động kinh doanh.

Bộ xử lý từ Intel cung cấp năng lượng cho máy tính xách tay của Huawei, trong khi phần mềm của Microsoft và Google điều khiển các thiết bị di động và máy tính xách tay. Chất bán dẫn của Broadcom được sử dụng trong thiết bị viễn thông của Huawei. Các công ty như Skyworks và Qorvo cung cấp các thành phần cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh…

gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Lý do khiến Trung Quốc phải "tăng tốc" triển khai mạng 5G

TGVN. Giữa cuộc chiến thương mại và công nghệ với Washington, Bắc Kinh nên đương đầu với thách thức để tiếp tục đạt được những ...

gioi cong nghe my tuyet giao huawei da trung don chi mang Huawei kêu gọi được Chính phủ Trung Quốc ‘bắt tay’ thử nghiệm hệ điều hành thay thế Android

Nhiều thông tin cho rằng hệ điều hành thay thế Android của Huawei sẽ được ra mắt cùng với dòng Mate 30 - dự kiến ...

(theo Business Insider)

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động