Nhỏ Bình thường Lớn

Giới kinh doanh Nhật Bản kỳ vọng RCEP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư ở châu Á

TGVN. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hoan nghênh việc Nhật Bản và 14 quốc gia khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhật Bản kỳ vọng, thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời tăng cường các chuỗi cung ứng.
Sáng 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ ký kết trực tuyến các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực - RCEP. (Ảnh: Tuấn Anh)
Lễ ký kết trực tuyến các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực - RCEP đã diễn ra ngày 15/11, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) Hiroaki Nakanishi bình luận việc ký kết RCEP là “cực kỳ quan trọng hướng tới việc hiện thực hóa trật tự kinh tế quốc tế tự do và mở cửa” vào thời điểm một số quốc gia đang có xu hướng hướng nội vì dịch Covid-19.

RCEP là Hiệp định thương mại đa phương đầu tiên có sự tham gia của Nhật Bản và hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này ở châu Á là Hàn Quốc và Trung Quốc. Cùng với việc giảm bớt hàng rào thuế quan, RCEP cũng có các quy định chung về thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, hải quan và các quy tắc xuất xứ.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) Akio Mimura cho rằng, nhờ các quy định này và việc giảm thuế, các chuỗi cung ứng mà các công ty Nhật Bản thiết lập ở châu Á “sẽ trở nên mở rộng, hiệu quả và mau phồi phục hơn”.

Liên quan tới việc Ấn Độ rút khỏi bàn đàm phán về RCEP, Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương Nhật Bản (JFTC) Ken Kobayashi nói: "Chúng tôi hy vọng các nước thành viên RCEP sẽ thuyết phục” Ấn Độ tham gia vào hiệp định này, vốn sẽ góp phần tăng cường các chuỗi cung ứng trong khu vực này.

Theo hãng tin Kyodo, hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi có 6 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với ba quốc gia trong số 5 quốc gia còn lại phê chuẩn.

Khi RCEP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc, nhưng vẫn giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò nhằm bảo vệ nông dân trong nước.

Ở chiều ngược lại, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản.

Đáng chú ý, Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế suất nhập khẩu 40% mà nước này áp đặt lên rượu sake nhập khẩu từ Nhật Bản vào năm thứ 21 sau khi RCEP có hiệu lực, đồng thời dỡ bỏ thuế đối với khoảng 87% phụ tùng ô tô, sản phẩm thép và đồ điện gia dụng nhập khẩu từ Nhật Bản.

ASEAN 2020: Thách thức nhiều, thành tựu lớn và những bài học

ASEAN 2020: Thách thức nhiều, thành tựu lớn và những bài học

TGVN. Thách thức không mong muốn, nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Vượt qua khó khăn, chứng tỏ bản lĩnh, năng lực của ...

RCEP khẳng định cam kết hội nhập kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

RCEP khẳng định cam kết hội nhập kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

TGVN. Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy, phần lớn các quốc gia châu Á ủng ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Các nước đề cao tầm quan trọng của RCEP

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Các nước đề cao tầm quan trọng của RCEP

TGVN. Các quốc gia thành viên ASEAN và đối tác đề cao tầm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đặc ...

(theo Kyodo)

Tin cũ hơn

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm