Toàn cảnh Diễn đàn doanh nghiệp về bảo vệ Bản quyền và Tri thức tại Việt Nam, ngày 25/10. (Ảnh: Vân Chi) |
Nhân dịp 20 năm Việt Nam gia nhập Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (26/10/2004 - 26/10/2024) đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường nhận thức và thực thi các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung, ngày 25/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam (VCCA) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về bảo vệ Bản quyền và Tri thức tại Việt Nam.
Diễn đàn là cơ hội để các chuyên gia, nhà quản lý, và đại diện doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp mở rộng quan hệ, kết nối và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bản quyền và tri thức.
20 năm qua, kể từ ngày Việt Nam gia nhập Công ước Berne là một chặng đường, là bước khởi đầu trong hành trình bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của quốc gia. Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc bảo vệ bản quyền, đặc biệt trong môi trường kỹ thuật số, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bản quyền tác giả (quyền tác giả và quyền liên quan) nói riêng đã và đang là điều kiện bắt buộc tronng hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.
Để đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại, Việt Nam đã đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế đa phương có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan: Ký kết Hiệp định song phương với Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả năm 1998, với Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ năm 1999 và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000.
Đặc biệt, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 2004; Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép các bản ghi âm của họ năm 2005; Công ước bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh năm 2006; Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, người biểu diễn và chương trình phát sóng năm 2007; Hiệp ước bảo hộ quyền tác giả của WIPO năm 2022; Hiệp ước bảo hộ người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm năm 2022; Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người mù và người khiếm thị khác tiếp cận với các tác phẩm đã công bố năm 2023.
Ký kết các Hiệp định thương mại tự do có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có Hiệp định TRIPS (WTO); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) …
Việc thực hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan đã ký kết và tham gia nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại các nước thành viên đồng thời thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước thành viên.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước ban hành và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ: Ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2022 ...
Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra, có nơi, có lúc nghiêm trọng, nhất là trên môi trường số, internet. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư sáng tạo và đang là thách thức đối với hoạt động phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa của đất nước.
Ông Bùi Nguyên Hùng, Chủ tịch VCCA, nhận định: “Kỷ nguyên số và mạng internet mang đến nhiều cơ hội tiếp cận tại bất cứ nơi nào và vào thời gian nào tới các tác phẩm văn học, nghệ thuật, bản ghi âm, bản ghi hình, chương trình phát sóng, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ bản quyền tác giả, khuyến khích phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa”.
Theo bà Lâm Thị Oanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Sáng tạo và Bản quyền Việt Nam, thị trường nội dung số phát triển mạnh mẽ, vừa tạo ra các cơ hội song cũng đem lại các thách thức lớn. Số liệu từ Hội Truyền thông số Việt Nam cho thấy ước tính số lượng người tiêu thụ nội dung video xâm phạm bản quyền năm 2022 là 15,5 triệu người, đến năm 2017 ước tính có thể tăng lên hơn 19 triệu, làm thất thoát hơn 450 triệu USD.
Còn ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết ở Việt Nam có khoảng hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 lượt xem/tháng và khoảng 70 website bóng đá vi phạm bản quyền với hơn 1,5 tỷ lượt view.
Tại Diễn đàn, các diễn giả đã trao đổi, thảo luận các quy định pháp luật về quyền tác giả và phát triển công nghiệp văn hóa; Quyền sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp hiện nay và những nội dung mới trong Luật sở hữu trí tuệ; Tình hình vi phạm bản quyền và hoạt động ngăn chặn tại Việt Nam; Khai thác nội dung số các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam và các nước trên thế giới…
| Cơ hội tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản Tối ngày 3/7, tại Hà Nội, Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Hiệp hội xúc tiến hợp tác ... |
| Doanh nghiệp Italy nêu điều kiện kinh doanh tại Nga; Tổng thống Putin và Thủ tướng Ấn Độ sắp gặp nhau, bàn về cơ chế thanh toán Ngày 7/7, Chủ tịch Phòng Thương mại Italy-Nga (IRCC) Ferdinando Pelazzo cho biết, nhiều công ty Italy sẵn sàng tiếp tục kinh doanh tại Nga, ... |
| Tỉnh Thái Bình xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp tại Thâm Quyến, Trung Quốc Ngày 22/8, UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, Hiệp hội thương mại Quảng Đông-Canada và ... |
| Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm, hoan nghênh doanh nghiệp AI và công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ đến Việt Nam Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79 và làm việc tại Hoa ... |
| Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ trao giải thưởng cho các doanh nghiệp tiêu biểu Chiều 5/10 (giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ (FFA) trao ... |