Góc khuất dưới dãy P’nơm Kan

Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn vương trên tán của những thân gỗ già nua, bám víu vào vách núi cheo leo, bên những mỏm đá sắc nhọn của dãy P’nơm Kan (Núi Kan). Cả buôn làng Tây Sơn dần dần chìm trong hoàng hôn xám xịt. Từng đợt, từng đợt, những luồng gió lạnh luồn qua vách lồ ô khiến người ta phải rùng mình. Mưa lộp độp rơi trên mái nhà lợp bằng tôn, trong tiếng sấm rền như muốn xé tan cái không gian yên ắng của miền rừng. K’Long đằng hắng mấy cái rồi nói: “Trời nực quá! Sắp mưa lớn rồi!”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

1. Đã ngoài tuổi 75, nhưng ông già người K’Ho tên K’Long này vẫn còn tráng kiện lắm. Mọi người thường gọi ông với cái tên thân mật: “Ông Liên Xô”. Sở dĩ ông có cái biệt danh đó là vì ông vừa to con, bước đi mạnh mẽ như con thú hoang, giọng ồông ồông như tiếng thác đổ. Trong cái buôn làng nhỏ bé lọt thỏm giữa cánh rừng nguyên sinh này, mọi việc to nhỏ đều do một tay ông “phán xử” nên mọi người rất kính trọng và xem ông như tâm phúc của gia đình.

Thời niên thiếu của K’Long cũng đầy chông gai, nhưng cũng rất hào hùng. Ông tham gia đánh Pháp khi chưa tròn tuổi 18, tiếp đó là tham gia chống Mỹ. Khi buôn làng đã bình yên, K’Long cũng chọn mảnh đất này để lập nghiệp. Ông K’Long hiện là người nhiều tuổi và có uy tín nhất làng. Từ việc bà con trong thôn có xích mích gì, ông cũng đứng ra giải hòa, người này đổi chác với người kia món hàng nếu có giá trị khá lớn thì ông cũng đứng ra định giá cho đôi bên vừa lòng, thậm chí ở trong thôn nếu bán hoặc sang nhượng đất hay nhà ở nếu không có chữ ký của K’Long thì coi như chưa “hợp pháp”. Ông làm những việc này cũng chẳng phải vì lợi lộc gì mà vì trách nhiệm xuất phát từ cái tình, cái nghĩa mà ông dành cho người dân ở chốn rừng sâu này.

Cái thôn Tây Sơn mà già K’Long đang sống trong đơn vị hành chính thuộc xã Phi Liêng, nhưng địa hình lại phức tạp: một phần thuộc xã Phi Liêng, một phần thuộc địa bàn Liêng S’ronh (Đam Rông – Lâm Đồng), phần còn lại nằm dàn trải vùng giáp ranh của tỉnh Đắc Nông nên khó quản lý. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa đến ít có phương tiện nào ra vào được, mà chủ yếu phải đi bộ – ra đến trung tâm xã Phi Liêng chỉ khoảng 20km nhưng phải mất hơn nửa ngày đường xuyên rừng. Cũng chính vì vậy mà những con người sống dưới dãy P’nơm Kan có dòng Đạ Me này trở nên “phóng khoáng” trong cả nếp nghĩ lẫn trong việc làm. Họ sống và gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, với núi rừng, sông suối. Chính những ngọn núi, con suối nơi đây như dòng sữa mẹ nuôi họ lớn lên; đã chứng kiến, chia sẻ biết bao buồn vui của buôn làng

Ngược với thời gian, K’Long hồi tưởng về những năm tháng kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Ông trầm ngâm trong khói thuốc rê được quấn chặn bởi lá rừng. Trong cõi lòng của người đàn ông dân tộc K’Ho này, những hẻm rừng, con suối đã hằn sâu trong trí nhớ. Nơi đây từng thuộc khu căn cứ 20 thuộc H10K8 của bộ đội ta, đã từng làm cho giặc ngoại xâm nhiều phen hao binh, tổn tướng.

Hòa bình rồi, K’Long rời quân ngũ với hàm trung sĩ, cùng bà con người K’Ho bắt tay vào việc dựng xây buôn làng. Sự heo hút, cách trở và đói rét đã làm cho nhiều người đồng tộc với ông phải rời khỏi chốn này. Năm 1993, những người K’Ho lần lượt được tái định cư gần trung tâm xã Phi Liêng, chỉ còn vài hộ và K’Long vẫn bám chặt vùng rừng này. Giọng ông trầm trầm trong khó thuốc bảng lảng: “Mình sinh ra và lớn lên ở đây, đấu tranh để dành lại sự sống ở đây, nếu bỏ đi ai trông mồ mả tổ tiên cho mình”.

Những đứa trẻ lớn lên trên nương rẫy không biết nổi một con chữ

2. Song những ngày tháng yên ả, bình lặng của cuộc đời ông với vùng đất này rồi cũng dần dần nhường chỗ cho sự xao động của những đồn người đến mưu sinh lập nghiệp. Từ năm 2000, nạn khai thác khoáng sản – quặng vônphram, rồi đến khai thác vàng đã khiến những con suối, hẻm rừng nơi đây bị cày xới tơi tả. Dòng người tứ xứ đổ về làm xáo trộn nơi đây, đến con hươu, con khỉ cũng bỏ rừng mà đi; con cá dưới suối cũng không sống nổi bởi thuốc luyện vàng, luyện quặng. Cả khu rừng bạt ngàn với hàng ngàn hécta bị lay động bởi tiếng độc cơ khai thác quặng, xe cộ, hàng quán mọc đầy...

Cho đến khi nạn khai thác khoảng sản trái phép được khống chế, những âm thanh hỗn độn, sự nhốn nháo, nhếch nhác của những quán lều xiếu vẹo dọc các hẻm đường, những trò tiêu khiển trác táng của những kẻ “ăn quặng” trúng mánh vung tiền không tiếc tay cũng đành phải chấm dứt.

Sự bình yên lại trở về với những hẻm rừng, con suối nơi K’Long đã sinh ra. Nhưng vùng đất này đã trở thành quê hương thứ hai của cả những người không phải là dân tộc bản địa như người Thái, người Nùng, người Mông… Sau hàng ngàn kilômét từ Bắc vào Nam, họ vào đây mang theo cả dòng tộc, cả bản làng. Trong thâm tâm của họ, đây có lẽ là vùng đất lý tưởng nhất trong số những chặng “dừng chân” trước đó.

Mặc dù có sự xâm nhập của nhiều dân tộc đến vùng đất này, nhưng những con người ở dưới dãy P’nơm Kan vẫn sống chan hòa, gắn kết. Trong tâm thức của họ có nhiều nét đồng cảm, nhưng rõ nhất vẫn là cái nghèo. Họ sống và chết dường như phó mặc vào núi, vào sông. Cái chết xuất phát từ đói kém hay bệnh tật đến với họ nhẹ nhàng, như một sự đã định, nhưng khi kể ra thì không ai khỏi rùng mình. Đơn cử: Một người đàn bà đã mang bầu 8 tháng tuổi, vẫn ra ruộng làm cỏ bắp để kiếm cái mưu sinh, không may rơi xuống hố đãi vàng chết cả mẹ lẫn con. Người chồng Lý Văn Phòng nhìn dòng suối thở dài buông một câu đau xót: “Yàng đã bắt mẹ con nó đi rồi”. Ở cái chốn rừng sâu cách trở này, ngoài cái đói, cái rét, bà con luôn đối mặt với sư hoành hành của bệnh tật, với chính điều kiện sống khắc nghiệt nơi đây.

3. Trong túp lều tranh xiêu vẹo, K’Nhông vẫn lặng lẽ ngồi đan lưới. Bên bếp lửa, người vợ là Ka Glang với đôi tay gầy guộc, run rẩy với lấy những  thanh củi lồ ô trên chạn bỏ thêm vào cho đượm lửa để sưởi ấm vì bị cảm lạnh. Gọi thật to, K’Nhông mới ngoảnh lại nở một nụ cười khiêm tốn với mọi người. K’Nhông nói lí rí trong cổ, chắc có lẽ sự mệt mỏi và đói kém đã làm cho thanh quản của ông tắc nghẹn.

Người đàn ông trong thôn đi cùng với chúng tôi giải thích: “Bập Điếc nói: Nó (bà Ka Glang) đi rừng về và bị cảm lạnh tý thôi. Sưởi một lúc là nó khỏi liền thôi mà”. Lý giải về cái biệt danh “Bập Điếc” dành cho K’Nhông là cách gọi thân mật của người dân trong buôn dành cho người đàn ông bị điếc và đã có con. Sống trong túp lều không được che chắn cẩn thận, gió mưa ra vào dễ dàng, bên cạnh con suối Đạ Me chỉ có hai vợ chồng già K’Nhông.

Khi được hỏi về con cái của họ, Ka Glang đỡ lời: “Vợ chồng mình có 5 đứa, chúng đều ở riêng hết rồi, nhưng đứa nào cũng nghèo lắm”. Có lẽ núi rừng này rất thấu hiểu về cuộc đời của người đàn ông bị điếc này, đã cho ông đôi mắt sáng để lên rừng bẫy thú, xuống suối thả lưới, giăng câu tìm con cá, bắt con thú để có thứ lót dạ qua ngày, và cướp đi đôi tai thính để K’Nhông khỏi nghe những âm thanh của sự rên rỉ lẫn buồn đau ở đời…

Đã qua con dốc Pọt Gơn, buôn làng Tây Sơn khuất hẳn sau những cánh rừng già, mọi người trong chúng tôi không thể quên nổi những ánh mắt ngơ ngác của lũ trẻ không biết nổi một con số, cái chữ lẫn tiếng Kinh. Đôi mắt thất thần trông ngóng làm cho cái cổ xanh xao vốn đã dài lại càng dài hơn của người mẹ trẻ Yàng Thị Hằng (15 tuổi) đang bế con ngồi trước cửa của túp lều tranh ngóng chồng đi bẫy thú chưa về. Cái âm thanh vít điều cày kêu rin rít của lão Lý A Chừ đã 61 tuổi vẫn đang cõng trên lưng đứa con thứ 11 còn đỏ hỏn, bọc trong tấm áo đã bị thủng khá nhiều chỗ khóc không ra tiếng vì khát sữa… Tất cả mọi thứ đó như đang dội vào không gian mênh mông, vào mỗi vách núi, con suối giữa đại ngàn trùng điệp…

Theo SGGP

Đọc thêm

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới ...
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập -  ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; VĐQG Ai Cập - ZED FC vs ENPPI

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/12 và sáng 25/12: Lịch thi đấu Cup quốc gia Jordan - Mgaear Al Sarhan vs Al-Faisaly; Hạng 2 Azerbaijan...
Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Anh: Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp ...
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động