Góc nhìn khác về toàn cầu hóa: Sai ở chỗ nào? (Kỳ II)

Đến nay, các chuyên gia phải công nhận toàn cầu hóa có cả tác động tích cực và tiêu cực. Vậy toàn cầu hóa bắt đầu cho thấy mặt trái của nó từ khi nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii Ứng phó với thách thức của công nghệ
goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii Châu Á phải là nơi được lắng nghe về “giấc mơ” của mọi quốc gia thời toàn cầu hóa

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần đi ngược lại lịch sử và tìm hiểu về các bước phát triển của hiện tượng này. "Toàn cầu hóa" là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi khoảng 20 năm nay và trở nên đặc biệt "mốt" kể từ khi có sự tăng vọt trong việc trao đổi kiến thức, thương mại và vốn trên toàn cầu nhờ vào những tiến bộ khoa học - công nghệ.

goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii
Người biểu tình diễu hành trên đường phố ở Garmisch-Partenkirchen (Đức) khi các nhà lãnh đạo nhóm G7 thảo luận về tự do thương mại cùng nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác, tháng 6/2015. (Nguồn: Reuters)

Những dấu hiệu đầu tiên

Từ rất sớm, các nhà kinh tế học đã quen với khái niệm phổ biến là thị trường và con người trên toàn cầu ngày càng trở nên gắn kết với nhau hơn. Theo Adam Smith - cha đẻ của thuyết "bàn tay vô hình", một trong những người khởi xướng chủ nghĩa tự do kinh tế - nguyên tắc cơ bản của phát triển kinh tế là sự hòa nhập giữa các thị trường. Sự phân chia công việc giúp mở rộng sản xuất, đồng thời sự chuyên nghiệp hóa giúp mở rộng thương mại và vì thế các cộng đồng trên thế giới dần sát lại với nhau. Khuynh hướng này đã xuất hiện từ buổi đầu lịch sử văn minh của loài người. Khi các làng xã, thị trấn, quốc gia và lục địa bắt đầu đổi hàng hóa họ sản xuất lấy những gì họ không giỏi làm ra, các thị trường xích lại gần nhau hơn, cùng lúc với quá trình chuyên nghiệp hóa. Tiến trình miêu tả bởi Adam Smith rất giống cái gọi là "toàn cầu hóa", cho dù vào thời của ông, nó còn chịu nhiều giới hạn địa lý.

Bên cạnh đó, Adam Smith đặc biệt quan tâm đến sự hòa nhập thị trường giữa châu Âu và châu Mỹ. Theo ông, việc Colombus phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phân chia lao động xuyên lục địa khi những người thổ dân Mỹ chuyên gia săn bắn đổi da thú lấy chăn, vũ khí và rượu của người châu Âu. Adam Smith còn cho rằng một trong những thay đổi kinh tế mãnh liệt nhất là việc tìm ra châu Mỹ - nơi có vô số mỏ vàng, bạc với trữ lượng lớn.

Một số nhà kinh tế học hiện đại không đồng tình với luận điểm của Adam Smith. Kevin O’Rourke và Jeffrey Williamson, trong một bài báo viết năm 2002, khẳng định toàn cầu hóa thực sự mới chỉ bắt đầu vào thế kỉ XIX, khi giá thành vận chuyển giảm đột ngột, cho phép tương đồng giá thành hàng hóa ở châu Âu và châu Á. Việc Columbus phát hiện ra châu Mỹ hay Vasco Da Gama tìm được đường sang châu Á qua mũi Hảo Vọng, theo hai nghiên cứu này, không có tác động quan trọng nào tới giá thành sản phẩm cả. Tuy nhiên, họ đã quên mất một điều căn bản là các đồng tiền tệ ở châu Âu chủ yếu dựa trên giá trị của bạc và bất cứ thay đổi nào trong giá trị của bạc sẽ tác động mạnh lên giá thành hàng hóa.

Từ những ví dụ trên, có thể khẳng định các dấu hiệu đầu tiên của toàn cầu hóa đã có từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, giai đoạn mà nền kinh tế được toàn cầu hóa một cách đúng nghĩa mới chỉ bắt đầu từ thế kỷ XX, khi các nước châu Âu thuộc địa hóa châu Á, biến nơi đây thành nơi cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất châu Âu và là nơi tiêu thụ hàng hóa sản xuất ở mẫu quốc. Theo Giáo sư thuộc Đại học Havard Jeffry Frieden, những năm đầu của thế kỉ XX đã có những dấu hiệu gần nhất của thị trường thế giới tự do trao đổi hàng hóa, tài chính và nhân lực.

Trong quyển The Great Convergence, Giáo sư Baldwin viết: "Việt Nam đã từ một nước nhập khẩu phụ tùng xe máy thành nơi xuất khẩu các phụ tùng". Rõ ràng là nhờ vào toàn cầu hóa, Việt Nam đã có nhiều cải thiện về khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

"Giai đoạn vàng"

Thế nhưng, sau cuộc khủng hoảng những năm 1930, nhiều nước hướng tới chủ nghĩa bảo hộ nhằm bảo vệ thương mại quốc gia khỏi cạnh tranh từ các quốc gia khác bằng các biện pháp thuế quan hay phi thuế quan. Từ góc độ của các nhà tự do kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ luôn bị coi là "xấu" vì nó ngăn cản sự phát triển kinh tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, dưới sự tác động của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do, các nước lại bắt đầu hướng tới nền kinh tế tự do trao đổi.

Với hiệp ước Bretton Woods - khởi đầu cho hệ thống tài chính quốc tế và Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) - tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), làn sóng toàn cầu hóa đã trở nên rõ rệt. Ở Mỹ, những năm tháng dưới quyền Tổng thống John Kennedy đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn này. Ở châu Âu, đó là sự ra đời của thị trường chung. Theo nhà kinh tế học giảng dạy tại Đại học Harvard Dani Rodrik, từ năm 1944-1990, thương mại thế giới tăng trưởng ở mức 7% - đây chính là "giai đoạn vàng của toàn cầu hóa".

"Siêu toàn cầu hóa"

Một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào những năm 1980. Ở phương Tây, tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm và lạm phát đã dẫn đến những thay đổi quan trọng về chính trị. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan – hai nhà lãnh đạo chính trị cấp tiến ủng hộ tự do thương mại - lên nắm quyền tại 2/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc những tư tưởng tự do "siêu toàn cầu hóa" bắt đầu lan tỏa tại các thể chế kinh tế toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và WTO. Tòa án của WTO có quyền tác động tới các quốc gia trong chính sách thuế, môi trường và điều tiết thị trường. Những ràng buộc trong khuôn khổ của tổ chức này không phải là mang lợi ích tới mọi quốc gia, cũng như tới mọi người dân. Đây chính là khởi đầu của bước ngoặt trong quá trình toàn cầu hóa, mà sự thoái trào của nó đang dần trở nên rõ ràng hơn.

Phiên bản thuần túy nhất của "siêu toàn cầu hóa" chính là Thỏa thuận Washington, trong đó các nước châu Mỹ Latin được vay tiền của IMF, đổi lại, họ phải giảm hàng rào thuế quan và cho phép tư nhân hóa một loạt ngành công nghiệp do Nhà nước nắm phần lớn. Sự tự do hóa này mang lại những kết quả tích cực. Năm 1995, hai nhà nghiên cứu Jeffrey Sachs và Andrew Warner kết luận:“không có ví dụ nào cho thấy một quốc gia mở cửa kinh tế mà lại thất bại cả".

Tuy nhiên, giai đoạn thịnh vượng này không kéo dài hay gắn liền với ổn định chính trị. Từ cuối những năm 1990 đến giữa những năm 2000, người dân ở các nước Mỹ Latin liên tục phản đối các ý định tư hữu hóa một số ngành cơ bản như gas, nước. Năm 2002 tại Argentina, cuộc khủng hoảng tồi tệ đã diễn ra làm phe cánh hữu cầm quyền, vốn ủng hộ tư hữu hóa hơn nữa, thất thế trên chính trường. Tại nhiều nước khác trong khu vực, phe cánh tả cũng bắt đầu lên ngôi, kết quả từ sự phản ứng của người dân trước những tác động tiêu cực của việc tư hữu hóa quá mức nền kinh tế.

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Kinh tế Amartya Sen khẳng định: toàn cầu hóa làm cho thế giới giàu có hơn về mặt khoa học và văn hóa, đồng thời đem lại lợi nhuận kinh tế cho rất nhiều người. Liên hợp quốc cũng dự đoán toàn cầu hóa có khả năng giúp xóa nghèo trên toàn thế giới vào thế kỉ XXI. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng bị chỉ trích bởi một số nhà kinh tế học khác, như ông Joseph Stiglitz, vì không cải thiện tình trạng phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng.

Châu Á hưởng lợi

Theo Dani Rodrik, toàn cầu hóa đã có nhiều thay đổi, giờ đây nó đang biến thành một hệ thống "rối loạn và không mang lại sự bình đẳng". Nhà nghiên cứu này cho rằng "chỉ có các nước châu Á là thực sự hưởng lợi từ toàn cầu hóa". Tại các nước này, số lượng người dân trung lưu nhờ vào toàn cầu hóa đã tăng mạnh mẽ. Giáo sư kinh tế Richard Baldwin chỉ ra các nước hưởng lợi nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan.

Ngoài ra, một số nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng nhờ vào toàn cầu hóa mà thay đổi tích cực. Trong quyển The Great Convergence, Giáo sư Baldwin viết: "Việt Nam đã từ một nước nhập khẩu phụ tùng xe máy thành nơi xuất khẩu các phụ tùng". Rõ ràng là nhờ vào toàn cầu hóa, Việt Nam đã có nhiều cải thiện về khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

Từ 30 năm nay, toàn cầu hóa đã khiến tình trạng chênh lệch giàu nghèo tăng cao, đặc biệt là tại các nước phát triển như Mỹ và Anh - nơi các biến động chính trị gần đây đã thể hiện rõ sự không hài lòng của người dân. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng toàn cầu hóa đã giúp nhiều nước thoát nghèo, giúp họ tận dụng các lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế, trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa, ích lợi hay không, điều đó phụ thuộc vào chính sách quốc gia nhằm thu lợi ích lớn nhất và giảm đi tác động tiêu cực nhất của nó.

goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii Lý do để lạc quan về toàn cầu hóa

Nước Anh rời liên minh châu Âu (Brexit), sự xung đột trong nội bộ Liên minh châu Âu và sự trỗi dậy của chủ nghĩa ...

goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii BFA 2017: Toàn cầu hóa - hướng đi không thể đảo ngược

Sau 4 ngày làm việc (từ 23-26/3), Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2017 đã ra Tuyên bố về thúc đẩy Toàn cầu hóa ...

goc nhin khac ve toan cau hoa sai o cho nao ky ii Chủ tịch Diễn đàn Bác Ngao kêu gọi châu Á ủng hộ toàn cầu hóa

Các quốc gia châu Á cần tăng cường đoàn kết nhằm đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa cũng như đạt được mục tiêu phát ...

Thiên Kim

Đọc thêm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. dự đoán XSMB 29/3/2024

XSMB 29/3 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024. SXMT 29/3/2024

XSMT 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp xổ số miền Trung 29/3/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3

XSMN 29/3 - kết quả xổ số ngày 29 tháng 3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xo so mien nam. SXMN ...
Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Dự sự kiện, Hoa hậu Đặng Thu Thảo tinh tế kết hợp đầm lụa và trang sức kim cương

Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo tôn dáng vẻ sang trọng với bộ trang phục màu kem, dùng trang sức xa xỉ làm điểm nhấn.
Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhịp cầu cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển giúp các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động