GS. NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, các em nên lựa chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân. (Nguồn: ĐĐK) |
Còn có câu của sinh viên Y: Bảy năm ngần ấy lần thi, thêm kỳ tốt nghiệp, còn gì là xuân? Thi cử là chuyện quá lớn đối với đời học sinh và cũng là chuyện khó khăn thường tình, nhất là với các kỳ thi chuyển cấp, thi vào các trường đại học, cao đẳng. Bởi vì, bao giờ số dự thi và số được tuyển cũng chênh nhau, có người đỗ, có người trượt. Vì vậy mới xuất hiện chuyện gian lận thi cử, chuyện sử dụng các thiết bí công nghệ cao để tìm cách vượt qua kỳ thi.
Thế hệ chúng tôi, học trong thời kháng chiến chống Pháp, gian khổ lắm, đèn dầu tù mù, lo tránh máy bay suốt ngày. Nhưng thật vui và hầu như không thấy có chuyện gian lận thi cử. Ai học lực thực sự yếu đều chấp nhận học lại một năm để đủ sức theo kịp bạn bè. Từ năm 1951, chúng tôi được sang Nam Ninh để học tại Khu học xá trung ương, cũng là lúc được học với toàn thầy giáo giỏi giang và mẫu mực. Có thầy giỏi, ai cũng cố gắng và chưa thấy ai phải học lại, vì không ai không cố gắng học tập. Rất nhiều bạn sau này thành danh, như Ma Văn Kháng, Hồ Ngọc Đại…
Hồi học đại học, thế hệ chúng tôi, sau này số đông là những trí thức tên tuổi, vậy mà ăn sáng bằng khoai, sắn, đi bộ mỗi ngày 4 lần từ chỗ Đại học Bách khoa bây giờ lên 19 Lê Thánh Tông. Rất gian khổ nhưng thật vui vì cũng được học với toàn những thầy giỏi giang và đức độ.
Gia đình tôi quan niệm, kết quả học tập tốt của các con là hạnh phúc của cả nhà. Vì vậy, dù khó khăn đến đâu cũng cố tạo điều kiện tốt nhất cho việc học hành của con cái. Lân Hiếu thi ba trường đại học đều đỗ, Nữ Thảo đoạt huy chương trong kỳ thi quốc tế. Các cháu nội và ngoại của tôi hiện đều học giỏi và ngoan ngoãn. Đó là hạnh phúc lớn nhất của gia đình. Quan trọng là cần chăm lo sức khỏe cho các cháu, luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của các cháu. Đó là chọn trường tốt dù phải cố gắng về tài chính, mua đủ sách vở cần thiết, nhất là thường xuyên động viên các cháu.
Theo tôi, phụ huynh không nên ép các cháu phải thi vào những trường không hợp nguyện vọng, nhưng cũng nên khuyên các cháu cần liệu sức khi chọn trường, tránh việc "xôi hỏng bỏng không" vì không lượng được sức mình. Ví dụ, có năng khiếu ngoại ngữ đâu nhất thiết phải chọn học tiếng Anh - nơi có quá nhiều người dự thi? Các ngoại ngữ khác đâu phải không có nhu cầu đào tạo? Càng nên dựa vào nguyện vọng của các cháu chứ không chỉ nên chọn ngành nào mình quen biết để hy vọng có sẵn chỗ làm sau khi tốt nghiệp. Học ngành không yêu thích, hoặc chạy theo số đông là hại các cháu.
Học lực thế nào thì kết quả thi thế ấy, không có chuyện “học tài thi phận”. Các cháu nên đọc thêm các sách tham khảo có liên quan, nhất là dành nhiều tâm lực để học giỏi ngoại ngữ. Các thầy cô dạy ngoại ngữ chớ nhồi nhét ngữ pháp khiến các cháu học mãi vẫn không nói được, không đọc được.
Kinh nghiệm là nên khuyên các cháu học khoảng 1000-1500 từ tối thiểu với các ví dụ đi kèm, học đến đâu cố tập nói đến đấy. Làm sao để các cháu thấy niềm vui trong học tập và luôn đủ sức khỏe để học tập thì tự nhiên sẽ đạt kết quả tốt. Hơn nữa, sự chăm chỉ của bố mẹ và tình thương yêu trong gia đình rất quan trọng đối với kết quả học tập của con cái.
Làm sao để các cháu thấy niềm vui trong học tập và luôn đủ sức khỏe để học tập tự nhiên sẽ đạt kết quả tốt. Hơn nữa, sự thấu hiểu của cha mẹ và tình thương yêu trong gia đình rất quan trọng đối với kết quả học tập của con cái. Học hành gắn liền với sức khỏe, bù đầu học đến mức suy sụp sức khỏe thì quá tai hại. Bởi việc học là chuyện suốt đời, phải khỏe và vui thì mới có kết quả tốt. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và giấc ngủ có chất lượng cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của con cái.
Nên kể hoặc tìm cho các cháu đọc những tấm gương vượt qua thử thách để thành công trong học hành và cống hiến. Quản lý thời gian của con để có sự cân đối giữa học tập và nghỉ ngơi, giải trí. Tất cả không thể thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Tuy nhiên, trên hết, luôn nhớ rằng giàu có không gì bằng giàu trí tuệ, giàu ý chí và giàu lòng thương yêu.
| TP. Hồ Chí Minh: Liệu có hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10? Với số chỉ tiêu còn thiếu, TP. Hồ Chí Minh sẽ không tuyển bổ sung, không hạ điểm chuẩn, để đảm bảo thực hiện tốt ... |
| Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố điểm đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2023 xét tuyển ... |
| Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10 công lập, thí sinh cần lưu ý gì? Hôm nay (10/7), Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 các trường THPT công lập và lớp ... |
| Tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT 2023, dự kiến 18/7 công bố điểm thi Các địa phương đều đang đẩy nhanh tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT 2023. Theo kế hoạch, 8h ngày 18/7, Bộ GD&ĐT sẽ công ... |
| Dự báo điểm chuẩn các ngành hot năm 2023 TS. Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính, nhận định điểm chuẩn năm 2023 vào trường có khả năng giữ ... |