TIN LIÊN QUAN | |
Bộ Giáo dục trần tình về việc thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung | |
Dạy tiếng Nga, Trung hay Nhật và nên lấy gì làm chuẩn? |
Đó là quan điểm của GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục - Môi trường của UBTW MTTQVN, ĐBQH các khoá 10,11,12 xung quanh đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020".
Mục tiêu chung của đề án là: đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. (Ảnh nhân vật cung cấp) |
Học ngoại ngữ phải vì lợi ích “sống còn” của người ta!
Trao đổi với Báo TG&VN, Giáo sư, TSKH Hồ Ngọc Đại cho rằng, chúng ta đừng "độc nhất hóa" một ngoại ngữ, bởi vì còn quan hệ với quốc tế. Mình phải hiểu việc học ngoại ngữ là ở lợi ích của cá nhân người ta đã, rồi sau đó mới là lợi ích của quốc gia, hai cái phải kết hợp với nhau. Nhưng hiện nay, có người nói rằng tiếng Anh là thứ tiếng duy nhất là không được, chúng ta không thể nói thế được. Bởi vì tiếng Anh phổ biến nhưng không phải là duy nhất, không thể độc quyền. Có thể tiếng Anh là phổ biến, nhiều người tự nhận là có ích hơn nhưng còn tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp và bao nhiêu thứ tiếng khác nữa nên không thể độc đoán một thứ tiếng được. Hai nữa, theo vùng đất, tùy theo nhu cầu của người Việt và nên đặt lợi ích của người học lên trên. Học ngoại ngữ không phải vì đối phó mà vì lợi ích sống còn của người ta nữa! Ngày xưa việc học các thứ tiếng phần lớn là để đối phó, “làm sang” nhưng giờ học là vì sự sống của họ, cuộc sống cần cái gì thì học cái ấy, để đáp ứng cho công việc, giao tiếp thuận lợi cũng như bắt nhịp với dòng chảy của Quốc tế. Vì thế, tôi ủng hộ học nhiều thứ tiếng, không thể thu mình trong duy nhất một thứ tiếng được. Theo tôi nghĩ, việc học ngoại ngữ không nên có sự bắt buộc. Đồng thời, các loại ngoại ngữ nên được xem là có tầm quan trọng như nhau, không nên có sự phân biệt cao thấp. Chúng ta phải giao lưu, quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới chứ có phải với một nước đâu? Vì thế, việc học ngoại ngữ theo tôi phải vì lợi ích, nhu cầu của người học gắn liền với lợi ích quốc gia. |
Đề án ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất. Vậy hình thức này có "làm khó" cho người học không khi mà mỗi người đề cao một thứ tiếng khác nhau, thưa Giáo sư?
"Thứ nhất" hay "thứ hai" là tuỳ địa phương, tuỳ nhu cầu của người học. Ví dụ, học sinh biên giới phía Bắc muốn chọn tiếng Trung, học sinh muốn đi lao động hay du học sang Nga, sang Nhật (thậm chí sang Hàn) thì các em muốn chọn các tiếng cần dùng ấy làm ngoại ngữ thứ nhất. Riêng các em muốn học lên cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thì theo tôi nên chọn tiếng Anh - ngôn ngữ khoa học phổ biến nhất trên thế giới.
Hơn ai hết, tự bản thân mỗi người học phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ đối với mình.
Theo tôi, các trường dù coi tiếng Anh là chính nhưng phải tuỳ nhu cầu của học sinh, sinh viên mà không nên gạt bỏ hẳn tiếng Nga, tiếng Trung.
Trình độ tiếng Anh của một bộ phận giới trẻ Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Có phải lúc này lại đưa thêm nhiều ngoại ngữ khác vào dạy trong trường phổ thông chắc hẳn sẽ gia tăng áp lực, sức ép cho các em?
Ở bậc Phổ thông, mỗi em chỉ nên và chỉ có thể học một ngoại ngữ và làm sao có thể sử dụng được dễ dàng sau khi tốt nghiệp THPT.
Đừng so bì với các em học trường quốc tế, được học đồng thời hai ngoại ngữ. Điều kiện các trường ấy khác hẳn, đối tượng học cũng khác hẳn.
Theo tôi, tốt nghiệp THPT mà sử dụng được thành thạo một ngoại ngữ là quý hoá lắm rồi. Bao nhiêu thế hệ trước đây đã làm được điều ấy đâu?
Theo Giáo sư, nên phân bố dạy và học những thứ tiếng này như thế nào cho phù hợp và nâng cao chất lượng?
Trước hết, nên theo nguyện vọng của học sinh. Các em ở biên giới phía Bắc hầu hết đều muốn học tiếng Trung. Nhiều em thích khoa học xã hội có thể thích học tiếng Trung. Các em muốn học công nghệ chắc thích học tiếng Anh hay tiếng Nga. Các em yêu văn chương, mỹ thuật, hội họa có khi thích học tiến Pháp. Các em muốn đi lao động hay du học tại Nhật, tại Hàn thì chắc lại muốn học tiếng Nhật, tiếng Hàn...
Khó khăn nhất không phải là học tiếng gì mà lấy đâu ra các thầy cô đủ chuẩn để dạy ngoại ngữ? Đương nhiên thế giới đã có kinh nghiệm dạy ngoại ngữ cho trẻ càng bé càng tốt. Chúng ta định cho trẻ học từ lớp 3. Đấy là ý tưởng quá tốt nhưng theo tôi có lẽ là không tưởng.
Cả nước hiện có bao nhiêu lớp 3? Lẽ nào để các thầy cô đi tập huấn ngắn ngày để về dạy cho các cháu? Xin nhớ rằng, dạy phát âm sai từ đầu thì về sau khó sửa lắm. Tôi biết có video clip trên YouTube với trên 4 vạn người xem gọi tôi là đại biểu Nguyễn Nân Dũng đoàn Đắc Nắc. Có ai muốn nói sai đâu, nhưng phải sửa ngay từ nhỏ mới xong.
Giáo sư có giải pháp gì cho vấn đề này?
Ngành Sư phạm đang thừa thãi giáo viên cho nên theo tôi, cần đào tạo lại hẳn 4 năm (có học bổng) đối với các giáo viên chưa tìm được việc làm để trở thành các giáo viên ngoại ngữ.
Biết hai chuyên môn còn có thể làm thêm nghề phụ vì các phát minh khoa học đã hết thời hạn bảo hộ đều có đầy rẫy trên các trang Internet bằng ngoại ngữ. Đừng đưa vào đội ngũ giáo viên thất nghiệp càng ngày càng đông thêm nữa, và càng không nên khép hẹp cánh cửa vào các trường Sư phạm.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Ra mắt phiên bản báo điện tử Thời Đại bằng tiếng Nga Đối tượng bạn đọc của phiên bản này là cộng đồng các quốc gia sử dụng tiếng Nga, người Việt Nam biết tiếng Nga và ... |
Tăng cường quảng bá tiếng Nga ở Việt Nam Sáng ngày 21/10 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị bàn tròn “Giáo dục ngành nghề bằng tiếng Nga. Kinh nghiệm và triển vọng ... |
Thật vui khi nghe tin đoàn Việt Nam gồm năm thí sinh tham gia Olympic tiếng Nga quốc tế tháng 6/2014 đều đoạt giải, trong ... |