GS. Nguyễn Thanh Liêm: Cần áp dụng các phương pháp điều trị mới để giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân Covid-19

Yến Nguyệt
GS. Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, nêu quan điểm, độ bao phủ vaccine ở Việt Nam còn thấp, nền kinh tế, y tế còn yếu, nếu áp dụng sống chung với Covid-19 như kiểu Âu, Mỹ là... tự sát. Bi kịch ở TP. Hồ Chí Minh không nên lặp lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. Nguyễn Thanh Liêm: Cần áp dụng các phương pháp điều trị mới để giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân Covid-19
GS. TS. Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, muốn giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19, cần liên tục cập nhật tiến bộ khoa học để áp dụng các phương pháp điều trị mới.

Cần ứng dụng phương pháp điều trị mới

Theo ông, làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân Covid-19?

Điều trị bệnh nhân Covid-19 là một thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà với cả thế giới. Tỉ lệ tử vong chung, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh cao, có thể hiểu được trong điều kiện kinh tế, y tế của ta.

Muốn giảm tỉ lệ tử vong, chúng ta cần liên tục cập nhật tiến bộ khoa học để áp dụng các phương pháp điều trị mới mà thế giới đã áp dụng thành công. Có hai phương pháp điều trị cần nghiên cứu để triển khai thật sớm ở nước ta.

Thứ nhất, truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người mắc bệnh đã hồi phục cho các bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng. Đây là phương pháp không mới, đã được áp dụng cho nhiều vụ dịch trên thế giới.

Trong dịch Covid-19, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng phương pháp này và góp phần giảm tỉ lệ tử vong. Do tình hình dịch cấp bách nên các thiết kế và kết quả của một số nghiên cứu trước đây mang tính thuyết phục chưa cao. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Libster và cộng sự đăng trên tạp chí Y học có uy tín New England Journal of Medicine, rất đáng chú ý.

Đây là một nghiên cứu được thiết kế chuẩn mực với 160 người tham gia nên kết quả rất đáng tin cậy. Nghiên cứu cho thấy, truyền plasma của người bệnh đã hồi phục làm giảm tỉ lệ bệnh nhân bị suy hô hấp và làm giảm tỉ lệ tử vong so với nhóm chứng truyền huyết thanh mặn.

Hai điểm cần nhấn mạnh trong nghiên cứu này là họ đã truyền huyết tương cho bệnh nhân rất sớm trong vòng 72 giờ từ khi có triệu chứng và chỉ truyền huyết tương có hiệu giá kháng thể chống lại virus cao. Mặc dù đối tượng truyền là những người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh nền, nhưng không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thu huyết tương từ người cho tặng về nguyên tắc giống như thu nhận máu từ những người hiến máu. Phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp. Bộ Y tế nên chỉ đạo bệnh viện Huyết học TP. Hồ Chí Minh và Viện Huyết học truyền máu Trung ương thành lập sớm ngân hàng huyết tương có kháng thể chống virus để sử dụng cho người bệnh có nguy cơ cao.

Thứ hai, truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp để ngăn chặn cơn bão Cytokine - nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp. Phương pháp này đã được sử dụng cho suy hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong bệnh Covid-19, một số nghiên cứu cho thấy, truyền tế bào gốc có thể làm tăng tỉ lệ sống gấp 2,5 lần so với nhóm không truyền. Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô với số lượng lớn, nếu được nghiên cứu triển khai sẽ là một phương pháp hứa hẹn góp phần giảm thấp tỉ lệ tử vong.

GS. Nguyễn Thanh Liêm: Cần áp dụng các phương pháp điều trị mới để giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân Covid-19
GS. TS. Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, không thể áp dụng máy móc mô hình của nước này vào nước khác trong vấn đề sống chung với Covid-19.

Bên cạnh việc ứng dụng các phương pháp điều trị mới, chúng ta cũng cần nhanh chóng khắc phục các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong đã biết rõ. Các yếu tố này bao gồm việc phát hiện và xử lí chậm các trường hợp nhiễm virus nhẹ điều trị tại nhà khi chuyển nặng, tình trạng nhân lực mỏng, thiếu các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức, chưa đủ trang thiết bị...

Một yếu tố liên quan đến tử vong gần đây vừa được các nhà khoa học khuyến cáo là tình trạng đường máu cao không được kiểm soát cũng cần được chú ý trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19, nhất là ở các bệnh nhân tiểu đường nhiễm bệnh.

“Áp dụng sống chung với Covid-19 như các nước Âu, Mỹ là… tự sát”

Vaccine là giải pháp căn cơ nhất, cần phải được coi là ưu tiên số 1 trong chính sách chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, thực tế số lượng người được tiêm vaccine Covid-19 ở nước ta còn quá ít. Nhưng nhiều người vẫn nói đến chuyện sống chung với dịch bệnh, có phải là quá sớm hay không, thưa ông?

Có lẽ, chúng ta nên phân biệt giữa thích ứng và sống chung với Covid-19. Thích ứng nghĩa là chúng ta chấp nhận Covid-19 tồn tại và phải có các giải pháp thích nghi, nhưng không hy vọng sẽ không còn bệnh nhân mắc.

Cần tránh khái niệm sống chung với Covid-19 nghĩa là trở lại cuộc sống hoàn toàn như trước khi có Covid-19 giống như Mỹ và một số nước châu Âu. Không thể áp dụng máy móc mô hình của nước này vào nước khác.

Mỹ và một số nước châu Âu có thể sống chung với Covid-19 vì họ đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức độ nhất định nhờ bao phủ vaccine diện rộng và số lượng lớn người đã mắc bệnh này trong các đợt dịch trước đây.

Australia là một nước có nền kinh tế và y tế rất phát triển nhưng có lẽ do độ bao phủ vaccine chưa cao nên họ vẫn liên tục thay đổi các biện pháp cách ly xã hội hay mở cửa một phần phụ thuộc vào số ca mắc mới trong khoảng thời gian nhất định.

Độ bao phủ vaccine ở Việt Nam còn thấp, nền kinh tế, y tế còn yếu, nếu áp dụng sống chung với Covid-19 như kiểu Âu, Mỹ là tự sát. Bi kịch ở TP. Hồ Chí Minh không nên lặp lại.

Ưu tiên vaccine cho Hà Nội là đòi hỏi chính đáng và cần thiết

Ông nhận định như thế nào về tình hình dịch bệnh tại Hà Nội và cần phải làm gì để ngăn chặn?

Nguy cơ bùng phát dịch ở Hà Nội vẫn luôn tồn tại vì dịch đã len lỏi vào cộng đồng. Các chùm ca bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Để ngăn chặn dịch, Hà Nội vẫn cần thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nên thực hiện giải pháp này một cách linh hoạt hơn. Phong tỏa, cách ly những vùng nguy cơ cao; các vùng nguy cơ thấp vẫn nên mở cửa để duy trì hoạt động xã hội.

Ngoài lương thực, thực phẩm thì khám chữa các bệnh không phải Covid-19 cũng đang là một nhu cầu thiết yếu, bức xúc hiện nay. Người bệnh cần khám bảo hiểm ở đâu, mua thuốc ở đâu, họ có thể được đến các hiệu thuốc để mua các thuốc thông thường khi không có đơn thuốc hay không?

Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh, là cơ sở của các cơ quan Trung ương và địa bàn của nhiều khu công nghiệp. Nếu dịch bùng phát ở Hà Nội sẽ gây ra các hậu quả hết sức nặng nề. Để chủ động phòng chống dịch, ngoài việc phong tỏa, giãn cách thực hiện 5K thì cần nhanh chóng tiêm vaccine cho người dân sống tại Hà Nội. Việc ưu tiên vaccine cho Hà Nội là một đòi hỏi chính đáng và cần thiết.

Ngoài ra, Hà Nội cần tích cực chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất. Tất cả các bệnh viện quận, huyện, bộ, các bệnh viện của Hà Nội, các bệnh viện của Trung ương cần chuẩn bị sẵn sàng đón nhận bệnh nhân Covid-19. Các trang thiết bị cần được đầu tư thêm, đặc biệt là hệ thống tạo oxy trung tâm.

Cuộc chiến với Covid-19 còn lâu dài và cam go, rất cần người dân đồng thuận và tự giác chấp hành các chính sách của Chính phủ, các quy định của ngành y tế, cùng nhau khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.

Xin cảm ơn ông!

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

'Không nên ép học sinh quá nhỏ tuổi học online'

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cần những quyết định sao cho việc học không áp lực với trẻ, không nên ép học ...

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: 'Hà Nội và các tỉnh cần cách ly gắt gao hơn nữa'

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: 'Hà Nội và các tỉnh cần cách ly gắt gao hơn nữa'

Hà Nội cần cách ly gắt gao hơn, siết chặt, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mỗi người dân cùng ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Đọc thêm

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (28/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Tây Ninh  hôm nay ngày 28/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 28/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/12/2024.
Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Mùa Giáng sinh ấm của cộng đồng người Việt ở Hungary

Cộng đồng Việt Nam sinh sống tại Budapest đã quyên góp và trao tặng được một lượng quà tương đương 930 triệu đồng, để hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn ...
Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Hoa hậu Thùy Tiên tái xuất màn ảnh rộng với vai nữ chính phim thể loại chữa lành

Trở lại màn ảnh rộng, Hoa hậu Thùy Tiên vào vai nữ chính, nhân vật gây chú ý khi được mô tả là 'chiến thần Gen Z' mới nổi của ...
TP. Hồ Chí Minh: Học sinh được nghỉ Tết dương lịch 2025 mấy ngày?

TP. Hồ Chí Minh: Học sinh được nghỉ Tết dương lịch 2025 mấy ngày?

Hơn 1,7 triệu học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ được nghỉ Tết dương lịch năm 2025 vào thứ 4, ngày 1/1/2025. Thời gian nghỉ là 1 ngày.
ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

Trong năm 2024 ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước.
Hạ Long: Xây dựng Thành phố Học tập hướng tới phát triển bền vững

Hạ Long: Xây dựng Thành phố Học tập hướng tới phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long nỗ lực đóng góp tích cực vào các ưu tiên toàn cầu của UNESCO về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước.
Cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo bán dẫn, tránh 'trăm hoa đua nở'

Cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo bán dẫn, tránh 'trăm hoa đua nở'

Trong bối cảnh mở nhóm ngành bán dẫn hiện nay ở nước ta, rất cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo, tránh tình trạng 'trăm hoa đua nở'.
Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán mấy ngày?

Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán mấy ngày?

Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị, trường học về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó, học sinh nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày.
Nhiều dấu ấn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội; Đời sống người lao động có sự cải thiện

Nhiều dấu ấn trong xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội; Đời sống người lao động có sự cải thiện

Sáng 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đã có nội dung quy định về nội dung chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025.
Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Giũ chăn, trải chăn đúng cách và dùng chai nước nóng, bạn có thể giữ ấm chăn trong mùa Đông mà không cần sử dụng điện.
Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Đã 52 năm trôi qua, 'vết sẹo' Khâm Thiên vẫn còn âm ỉ trái tim của những cô bé, cậu bé thời ấy rồi theo họ trưởng thành...
Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về dung về các trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Để được hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025 thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

Bộ Y tế và Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024

“Cùng nhau thực hiện các cam kết trong phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai”
Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay

Khi đau lưng kéo dài, tự nhiên đau dù không ngã, sốt và đau lưng dữ dội... bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Tiến sĩ về giấc ngủ Sophie Bostocks chỉ ra thiếu ngủ kéo dài gây lão hóa da, gù lưng, tích trữ mỡ nội tạng và rụng tóc.
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Chú trọng protein, thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường... là những xu hướng trong chế độ ăn uống được lựa chọn ở năm 2025.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Phiên bản di động