GS. Nguyễn Thanh Liêm: Đã đến lúc nên xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác

Yến Nguyệt
Đề cập đến tình hình dịch tại nước ta, GS. Nguyễn Thanh Liêm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) nêu quan điểm, không nên xây dựng các bệnh viện dã chiến tập trung bệnh nhân vào một số cơ sở để điều trị. Đã đến lúc nên xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác như lao, sốt xuất huyết...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia y tế, GS. Nguyễn Thanh Liêm
Chuyên gia y tế, GS. Nguyễn Thanh Liêm nêu quan điểm, đã đến lúc nên xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác như lao, sốt xuất huyết...

Thưa bác sĩ, Hà Nội nhiều ngày dẫn đầu số ca nhiễm cả nước. Ông có cảnh báo gì trong việc này, đặc biệt chuẩn bị đến Tết, khi nhu cầu người dân di chuyển, tiếp xúc sẽ nhiều hơn?

Số bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội tăng lên không quá ngạc nhiên. Điều này đã được dự báo ngay từ khi Hà Nội cho tập trung hàng chục nghìn người để thử nghiệm tàu đường sắt trên cao. Rất tiếc chúng ta không rút được kinh nghiệm từ đợt bùng phát dịch tại TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, số mắc hiện nay cũng không quá lo ngại, vì hệ thống y tế của Hà Nội gồm cả các bệnh viện Trung ương trên Hà Nội đủ mạnh để có thể ứng phó. So với các tỉnh, Hà Nội có độ bao phủ vaccine rộng, hầu hết người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi và một số nơi đã bắt đầu tiêm mũi 3.

Số mắc Covid-19 của Hà Nội cũng chưa phải là quá nhiều so với các thành phố khác trên thế giới. Hai bang New South Wales và Victoria của Australia với dân số khoảng 15 triệu dân, mỗi ngày qua số mắc khoảng 30.000 nhưng dường như cuộc sống bình thường mới tại các bang đó vẫn đang tiếp diễn.

"Cho phép F0 cách ly tại nhà, chỉ cách ly tập trung nếu những người này có nhu cầu, chỉ cho nhập viện các bệnh nhân có triệu chứng".

Gần tết âm lịch, nhu cầu đi lại, thăm hỏi họ hàng, người thân sẽ tăng lên. Đây là thực tế không thể ngăn cấm. Tuy nhiên, mỗi người hãy luôn đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp 5K khi đi ra ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Các sự kiện tổ chức có đông người tham gia như bắn pháo hoa cần cân nhắc để để hạn chế khả năng lây nhiễm.

Theo cá nhân ông, tiêu chí nào để đánh giá cấp độ dịch bệnh khi nước ta đã chuyển sang sống chung và thích ứng an toàn?

Nhiều nước hiện nay không còn sử dụng chỉ số mắc mới để đánh giá tình hình dịch mà chỉ sử dụng chỉ số bệnh nhân nhập viện và số tử vong để đánh giá tình hình dịch.

Dường như không ít người dân đã bắt đầu có tư tưởng chủ quan, không sợ Covid-19 bởi đã tiêm 2 mũi vaccine. Thậm chí, nhiều người còn có tâm lý "trước sau gì cũng nhiễm Covid-19". Ông có lời khuyên gì?

Tiêm 2 mũi thậm chí tiêm 3 mũi vaccine vẫn có thể mắc Covid-19 tuy mức độ bệnh nhẹ hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, những người đã tiêm không nên chủ quan, vẫn cần đeo khẩu trang khi tham dự các hoạt động đông người để bảo vệ cho cộng đồng và bảo vệ cho chính mình.

Ông có khuyến nghị giải pháp gì để giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và giảm các ca nặng, ca tử vong?

Số bệnh nhân mắc Covid-19 còn có thể tăng nhanh, tăng cao khi biến thể Omicron đã xuất hiện ở Việt Nam. Chúng ta cần phải thay đổi chiến lược để chung sống an toàn với dịch.

"Tại sao chúng ta không cho phép các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị Covid-19 và thu tiền cho các đối tượng muốn được tham gia chi trả để giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện công?".

Theo nhiều báo cáo, biến thể Omicron có tốc độ lây lan rất nhanh nhưng mức độ bệnh nhẹ. Mức độ bệnh của những người đã tiêm vaccine khi bị biến thể Delta cũng nhẹ. Theo tôi, một số thay đổi cần đặt ra:

Thứ nhất, xét nghiệm hàng loạt là không cần thiết. Chỉ xét nghiệm cho những người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh.

Thứ hai, không nên xây dựng các bệnh viện dã chiến tập trung bệnh nhân vào một số cơ sở để điều trị. Đã đến lúc nên xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác như lao, sốt xuất huyết... Vì vậy, tất cả các khoa truyền nhiễm/khoa lây của bệnh viện đa khoa cần tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 vào để điều trị.

Nói chung, các bệnh viện này đều có điều kiện tốt hơn các bệnh viện dã chiến, phác đồ điều trị cũng được quản lí tốt hơn vì nhân viên của cùng một bệnh viện. Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện cũng giúp nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ y tế và tăng thêm thu nhập cho cán bộ.

Do tình hình dịch nên hầu hết các bệnh viện đang hoạt động có công suất thấp. Hiện nay, nhiều bệnh viện đang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính nên doanh thu thấp dẫn đến rất nhiều khó khăn. Cụ thể, thu nhập của cán bộ thấp, kinh phí để mua vật tư tiêu hao, trang thiết bị thiếu.

Một số bệnh viện, cán bộ đã phải làm các việc khác để kiếm sống. Nhiều bệnh viện đã phải cho cán bộ nghỉ luân phiên. Nhiều cán bộ y tế ở các bệnh viện phía Nam đã xin nghỉ việc. Lương từ 4-5 triệu/tháng khiến cho nhiều cán bộ y tế làm việc ở các thành phố lớn không đủ trang trải cho các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Ngoài bệnh viện công thì nhiều bệnh viện tư cũng hoạt động cầm chừng vì không có bệnh nhân. Tại sao chúng ta không cho phép các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị Covid-19 và thu tiền cho các đối tượng muốn được tham gia chi trả để giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện công?

Thứ ba, cho phép F0 cách ly tại nhà, chỉ cách ly tập trung nếu những người này có nhu cầu, chỉ cho nhập viện các bệnh nhân có triệu chứng. Bao phủ vaccine, giám sát, theo dõi bảo vệ thật tốt các đối tượng có nguy cơ cao: người cao tuổi, người có bệnh nền...

"Không nên xây dựng các bệnh viện dã chiến, tập trung bệnh nhân vào một số cơ sở để điều trị. Đã đến lúc nên xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác như lao, như sốt xuất huyết... Vì vậy, tất cả các khoa truyền nhiễm/khoa lây của bệnh viện đa khoa cần tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 vào để điều trị".

Bên cạnh đó, cần tổ chức bộ máy tư vấn trực tuyến, hệ thống vận chuyển, cấp cứu thật tốt để kịp thời can thiệp, vận chuyển các bệnh nhân chuyển nặng đến các bệnh viện.

Thứ tư, cần giải quyết sớm các vướng mắc trong cơ chế mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc phòng chống dịch, điều trị người bệnh. Làm sao vẫn đảm bảo đúng quy định nhưng không làm cho tiến độ bị quá chậm.

Gần đây, nhiều cán bộ bệnh viện rất thận trọng trong việc tổ chức mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao vì tâm lí sợ sai lầm, khuyết điểm.

Có nhiều chuyên gia đưa ra phương án xã hội hóa tiêm chủng. Theo ông, có nên xã hội hóa việc tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 hay không? Nếu xã hội hóa việc tiêm vaccine mũi 3 thì cần có cơ chế và hành lang pháp lý thế nào để giám sát về chất lượng, giá cả vaccine?

Dịch vụ y tế hiện nay có ba hình thức. Một là, Nhà nước chi trả toàn bộ cho các hộ nghèo, gia đình chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi. Hai là, bảo hiểm chi trả cho những người mua bảo hiểm. Ba là, chi trả trực tiếp với các đối tượng muốn và có điều kiện chi trả trực tiếp.

Covid-19 sẽ còn tồn tại lâu dài và có thể phải tiêm vaccine nhắc lại hàng năm. Vì vậy, tiêm vaccine và điều trị Covid-19 cũng nên được ứng xử như các bệnh khác và áp dụng một trong ba cơ chế chi trả như trên.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Hôm nay, gần 700 nghìn học sinh tại TP. Hồ Chí Minh trở lại trường

Hôm nay, gần 700 nghìn học sinh tại TP. Hồ Chí Minh trở lại trường

Hôm nay (4/1), khoảng 680.000 học sinh TP. Hồ Chí Minh các khối lớp 7, 8, 10, 11 trở lại trường học trực tiếp sau ...

Từ câu chuyện bé gái 8 tuổi bị bạo hành, nghĩ về quyền trẻ em

Từ câu chuyện bé gái 8 tuổi bị bạo hành, nghĩ về quyền trẻ em

Câu chuyện em bé 8 tuổi bị bạo hành tại TP. Hồ Chí Minh thổi bùng lên cơn giận dữ của cộng đồng mạng khi ...

Yến Nguyệt

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động