Xe tăng chiến đấu bộ binh Marder của Đức sắp được chuyển giao cho Ukraine. (Nguồn: Getty) |
Trong một bài viết trên trang của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CRF), Đại tá Tim MacDonald, Quân đội Mỹ, đã đánh giá tác động của việc các nước phương Tây hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine.
Hồi tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên khi thông báo rằng nước này sẽ cung cấp xe tăng hạng nhẹ để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Điều này nhanh chóng kéo theo sau bởi các cam kết tương tự từ Mỹ và Đức.
Sự hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ cung cấp cho quân đội Ukraine những khả năng mới quan trọng, nhưng chúng cũng gây ra những rào cản hậu cần và khả năng leo thang xung đột.
Xe tăng hạng nhẹ là gì?
Xe tăng hạng nhẹ không đơn gian chỉ là xe tăng. Xe tăng hạng nhẹ thường là phương tiện chiến đấu bọc thép nhỏ hơn, nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn xe tăng chiến đấu chủ lực.
Chính phủ Pháp cam kết cung cấp một số lượng không xác định xe chiến đấu bọc thép AMX-10 RC, trong khi Mỹ và Đức sẽ cung cấp tương ứng khoảng 50 xe chiến đấu Bradley và 40 xe chiến đấu bộ binh Marder.
Hầu hết các mẫu xe tăng hạng nhẹ đều được trang bị súng chính cỡ nòng nhỏ hơn so với xe tăng thường và có ít giáp hơn. Chúng được sử dụng với nhiều công năng khác nhau, bao gồm vận chuyển quân, hỗ trợ bộ binh, hỗ trợ chiến tranh chống thiết giáp và trinh sát.
Để so sánh, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được bọc thép dày hơn, được trang bị pháo 120 mm để tăng khả năng sát thương và tầm bắn, đồng thời được thiết kế để áp sát và phá hủy thiết giáp của đối phương.
Liệu thứ vũ khí này có làm nên chuyện trên chiến trường Ukraine?
Có ba khía cạnh cần xem xét khi trả lời câu hỏi này, bao gồm chiến thuật, hoạt động và chiến lược.
Ở cấp độ chiến thuật, việc bổ sung xe tăng bọc thép sẽ giúp lực lượng Ukraine cơ động hơn, nhanh nhẹn hơn và bảo vệ tốt hơn trong việc hỗ trợ các hoạt động của bộ binh.
Cả xe tăng bánh lốp (AMX-10 RC) và bánh xích (Bradley và Marder), những xe tăng hạng nhẹ này có thể được sử dụng trong nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau, đồng thời sẽ phản ứng nhanh hơn với các tình huống thay đổi trên chiến trường.
Tùy thuộc vào hệ thống vũ khí mà các nước phương Tây cung cấp, những chiếc xe tăng hạng nhẹ này cũng có thể cung cấp khả năng bắn đạn pháo độc lập cần thiết, cho phép nó có thể đánh bại xe tăng đối phương bằng tên lửa chống tăng.
Ví dụ như xe tăng chiến đấu Bradley được trang bị hệ thống tên lửa dẫn đường bằng dây (TOW) phóng bằng ống, dẫn đường bằng quang học, được sử dụng để chống lại áo giáp của kẻ thù ở trong tầm bắn và người điều khiển có thể nhìn thấy.
Về mặt tác chiến, quân đội Ukraine đã chứng minh rằng họ hiểu rõ và có thể thực hiện thành thạo các chiến dịch phối hợp vũ trang. Điều này có nghĩa là nó có thể đồng bộ hóa hiệu quả bộ binh, thiết giáp, pháo binh, kỹ sư, hàng không và các khả năng chung khác vào một nhiệm vụ với mục tiêu chung. Các hệ thống mới sẽ bổ sung vào khả năng vũ trang kết hợp của Ukraine, nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.
Với khả năng chuyển giao vào mùa Xuân, các hệ thống này sẽ cần nhiều tuần huấn luyện để vận hành và bảo trì. Họ có thể yêu cầu điều chỉnh phiên bản hiện có và thiết lập một đường mòn hậu cần để cung cấp các bộ phận và sửa chữa. Đây là một quy trình đòi hỏi khắt khe đối với một hệ thống vũ khí mới bởi việc bổ sung ba hệ thống sẽ khiến quy trình trở nên phức tạp hơn và có khả năng gây ra những thách thức đáng kể về hậu cần.
Vì nhiều lý do, Ukraine cần hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ. Xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây rõ ràng sẽ phát huy nhiều tác dụng trước các hệ thống của Nga. Những chiếc xe bọc thép nhẹ hơn, cơ động hơn này sẽ mang lại khả năng chống thiết giáp có thể sánh ngang với các hệ thống của Nga trong hầu hết các tình huống.
Ngoài ra, khi Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV), những chiếc xe tăng hạng nhẹ này sẽ bảo vệ các binh sĩ bộ binh khi họ được vận chuyển trên chiến trường.
Điều này có tác động ra sao tới Nga?
Phản ứng của quân đội Nga nhằm đối phó với xe tăng bọc thép của phương Tây sẽ rất thú vị để theo dõi.
Quân đội Nga có thể sẽ tập trung đông đảo để giải quyết vấn đề, cố gắng bổ sung thêm vũ khí và binh lính. Tuy nhiên, nếu Nga không thay đổi cách tiếp cận chiến thuật và tác chiến, nước này cũng có thể sẽ chịu tổn thất.
Mặt khác, việc chuyển giao những phương tiện này cho Ukraike có thể gây những hậu quả chiến lược quan trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Những phương tiện này có thể làm đảo lộn cán cân cuộc chiến trên mặt đất, từ đó có thể làm leo thang căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể coi việc cung cấp các hệ thống này là hành vi gây hấn của phương Tây. Phía Moscow có thể xem đây là động thái vượt qua lằn ranh đỏ, dẫn đến gia tăng các cuộc tấn công trực diện và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
| Theo Đại sứ Việt Nam tại Brunei Trần Văn Khoa, chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mang ý ... |
| Theo Eurasia Review ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã và đang có những nỗ lực quan trọng bằng chuyến thăm hai nước thành ... |
| Chuyên gia Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính Trong bài phân tích đăng trên trang Eurasia-Review, Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Bảo tàng và thư viện tưởng niệm ... |
| Nga chơi chiến thuật dùng UAV tấn công kiểu bầy đàn và cái kết hiệu quả bất ngờ Tập đoàn quốc gia Rostec của Nga đang phát triển công nghệ sử dụng máy bay không người lái (UAV) theo từng nhóm để trinh ... |
| Mỹ chuẩn bị cung cấp cho Ukraine bom liệng tầm xa, với Nga chỉ là 'chuyện nhỏ'? Ukraine có thể sắp đón nhận bom liệng tầm xa của Mỹ cho tổ hợp pháo-tên lửa cơ động M142 HIMARS và M270 HIMARS. Vậy ... |