Gửi xe tăng tới Kiev, phương Tây muốn tác động như thế nào tới xung đột Nga-Ukraine?

Quang Hiếu
Ukraine chuẩn bị nhận hàng chục xe tăng hạng nhẹ từ Mỹ, Pháp và Đức. Những vũ khí này liệu có giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trước Nga?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phương Tây gửi xe tăng tới Kiev sẽ tác động như thế nào tới xung đột Nga-Ukraine?
Xe tăng chiến đấu bộ binh Marder của Đức sắp được chuyển giao cho Ukraine. (Nguồn: Getty)

Trong một bài viết trên trang của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CRF), Đại tá Tim MacDonald, Quân đội Mỹ, đã đánh giá tác động của việc các nước phương Tây hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine.

Hồi tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên khi thông báo rằng nước này sẽ cung cấp xe tăng hạng nhẹ để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Điều này nhanh chóng kéo theo sau bởi các cam kết tương tự từ Mỹ và Đức.

Sự hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ cung cấp cho quân đội Ukraine những khả năng mới quan trọng, nhưng chúng cũng gây ra những rào cản hậu cần và khả năng leo thang xung đột.

Xe tăng hạng nhẹ là gì?

Xe tăng hạng nhẹ không đơn gian chỉ là xe tăng. Xe tăng hạng nhẹ thường là phương tiện chiến đấu bọc thép nhỏ hơn, nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn xe tăng chiến đấu chủ lực.

Chính phủ Pháp cam kết cung cấp một số lượng không xác định xe chiến đấu bọc thép AMX-10 RC, trong khi Mỹ và Đức sẽ cung cấp tương ứng khoảng 50 xe chiến đấu Bradley và 40 xe chiến đấu bộ binh Marder.

Hầu hết các mẫu xe tăng hạng nhẹ đều được trang bị súng chính cỡ nòng nhỏ hơn so với xe tăng thường và có ít giáp hơn. Chúng được sử dụng với nhiều công năng khác nhau, bao gồm vận chuyển quân, hỗ trợ bộ binh, hỗ trợ chiến tranh chống thiết giáp và trinh sát.

Để so sánh, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được bọc thép dày hơn, được trang bị pháo 120 mm để tăng khả năng sát thương và tầm bắn, đồng thời được thiết kế để áp sát và phá hủy thiết giáp của đối phương.

Liệu thứ vũ khí này có làm nên chuyện trên chiến trường Ukraine?

Có ba khía cạnh cần xem xét khi trả lời câu hỏi này, bao gồm chiến thuật, hoạt động và chiến lược.

Ở cấp độ chiến thuật, việc bổ sung xe tăng bọc thép sẽ giúp lực lượng Ukraine cơ động hơn, nhanh nhẹn hơn và bảo vệ tốt hơn trong việc hỗ trợ các hoạt động của bộ binh.

Cả xe tăng bánh lốp (AMX-10 RC) và bánh xích (Bradley và Marder), những xe tăng hạng nhẹ này có thể được sử dụng trong nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau, đồng thời sẽ phản ứng nhanh hơn với các tình huống thay đổi trên chiến trường.

Tùy thuộc vào hệ thống vũ khí mà các nước phương Tây cung cấp, những chiếc xe tăng hạng nhẹ này cũng có thể cung cấp khả năng bắn đạn pháo độc lập cần thiết, cho phép nó có thể đánh bại xe tăng đối phương bằng tên lửa chống tăng.

Ví dụ như xe tăng chiến đấu Bradley được trang bị hệ thống tên lửa dẫn đường bằng dây (TOW) phóng bằng ống, dẫn đường bằng quang học, được sử dụng để chống lại áo giáp của kẻ thù ở trong tầm bắn và người điều khiển có thể nhìn thấy.

Về mặt tác chiến, quân đội Ukraine đã chứng minh rằng họ hiểu rõ và có thể thực hiện thành thạo các chiến dịch phối hợp vũ trang. Điều này có nghĩa là nó có thể đồng bộ hóa hiệu quả bộ binh, thiết giáp, pháo binh, kỹ sư, hàng không và các khả năng chung khác vào một nhiệm vụ với mục tiêu chung. Các hệ thống mới sẽ bổ sung vào khả năng vũ trang kết hợp của Ukraine, nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.

Với khả năng chuyển giao vào mùa Xuân, các hệ thống này sẽ cần nhiều tuần huấn luyện để vận hành và bảo trì. Họ có thể yêu cầu điều chỉnh phiên bản hiện có và thiết lập một đường mòn hậu cần để cung cấp các bộ phận và sửa chữa. Đây là một quy trình đòi hỏi khắt khe đối với một hệ thống vũ khí mới bởi việc bổ sung ba hệ thống sẽ khiến quy trình trở nên phức tạp hơn và có khả năng gây ra những thách thức đáng kể về hậu cần.

Vì nhiều lý do, Ukraine cần hỗ trợ xe tăng hạng nhẹ. Xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây rõ ràng sẽ phát huy nhiều tác dụng trước các hệ thống của Nga. Những chiếc xe bọc thép nhẹ hơn, cơ động hơn này sẽ mang lại khả năng chống thiết giáp có thể sánh ngang với các hệ thống của Nga trong hầu hết các tình huống.

Ngoài ra, khi Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV), những chiếc xe tăng hạng nhẹ này sẽ bảo vệ các binh sĩ bộ binh khi họ được vận chuyển trên chiến trường.

Điều này có tác động ra sao tới Nga?

Phản ứng của quân đội Nga nhằm đối phó với xe tăng bọc thép của phương Tây sẽ rất thú vị để theo dõi.

Quân đội Nga có thể sẽ tập trung đông đảo để giải quyết vấn đề, cố gắng bổ sung thêm vũ khí và binh lính. Tuy nhiên, nếu Nga không thay đổi cách tiếp cận chiến thuật và tác chiến, nước này cũng có thể sẽ chịu tổn thất.

Mặt khác, việc chuyển giao những phương tiện này cho Ukraike có thể gây những hậu quả chiến lược quan trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Những phương tiện này có thể làm đảo lộn cán cân cuộc chiến trên mặt đất, từ đó có thể làm leo thang căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể coi việc cung cấp các hệ thống này là hành vi gây hấn của phương Tây. Phía Moscow có thể xem đây là động thái vượt qua lằn ranh đỏ, dẫn đến gia tăng các cuộc tấn công trực diện và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei

Theo Đại sứ Việt Nam tại Brunei Trần Văn Khoa, chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mang ý ...

Truyền thông quốc tế nói về chuyến thăm tới Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng người, đúng thời điểm

Truyền thông quốc tế nói về chuyến thăm tới Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng người, đúng thời điểm

Theo Eurasia Review ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã và đang có những nỗ lực quan trọng bằng chuyến thăm hai nước thành ...

Chuyên gia Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyên gia Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Trong bài phân tích đăng trên trang Eurasia-Review, Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Bảo tàng và thư viện tưởng niệm ...

Nga chơi chiến thuật dùng UAV tấn công kiểu bầy đàn và cái kết hiệu quả bất ngờ

Nga chơi chiến thuật dùng UAV tấn công kiểu bầy đàn và cái kết hiệu quả bất ngờ

Tập đoàn quốc gia Rostec của Nga đang phát triển công nghệ sử dụng máy bay không người lái (UAV) theo từng nhóm để trinh ...

Mỹ chuẩn bị cung cấp cho Ukraine bom liệng tầm xa, với Nga chỉ là 'chuyện nhỏ'?

Mỹ chuẩn bị cung cấp cho Ukraine bom liệng tầm xa, với Nga chỉ là 'chuyện nhỏ'?

Ukraine có thể sắp đón nhận bom liệng tầm xa của Mỹ cho tổ hợp pháo-tên lửa cơ động M142 HIMARS và M270 HIMARS. Vậy ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động