Nhỏ Bình thường Lớn

Hà Nội triển khai chương trình giáo dục di sản tại các di tích lịch sử trên địa bàn

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và các đơn vị tổ chức vừa ký kết hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản, tham quan học tập ngoại khóa cho học sinh tại các di tích lịch sử trên địa bàn thủ đô.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường học xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục di sản văn hoá địa phương gắn với thực tiễn địa phương và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.

Hà Nội triển khai chương trình giáo dục di sản tại các di tích lịch sử trên địa bàn
Học sinh tham quan di tích Hoàng thành Thăng Long. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
Tin liên quan
Niềm tự hào của một người Việt nhập cư Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

Nội dung giáo dục theo hướng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đó là những tri thức cơ bản, bảo đảm vừa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông vừa gắn với thực tiễn địa phương trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường trên địa bàn Thành phố tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phương ít nhất 1 lần/năm học.

Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao và Ban quản lý di tích các địa phương đảm bảo nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và phù hợp với các nội dung được truyền tải đến với học sinh các trường.

Thành phố Hà Nội có số lượng di tích lớn nhất cả nước với 5.922 di tích danh thắng (trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới là Hoàng thành Thăng Long, 20 di tích quốc gia đặc biệt); 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.206 lễ hội truyền thống.

Hà Nội cũng là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2.874 trường mầm non, phổ thông với gần 2,3 triệu học sinh. Vì vậy, nhiệm vụ giáo dục di sản cho học sinh tại các cơ sở giáo dục luôn được Hà Nội coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Phát huy tiềm năng du lịch của di sản Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà sau vinh danh

Phát huy tiềm năng du lịch của di sản Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà sau vinh danh

Được mệnh danh là "hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ", việc mở rộng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ...

Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1228/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo quản, Tu bổ, Phục hồi Di tích lịch ...

Hiến kế phát huy giá trị cầu Long Biên – công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô

Hiến kế phát huy giá trị cầu Long Biên – công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô

Việc bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên trong bối cảnh hiện nay không chỉ phát huy giá trị văn hóa, lịch sử - điểm ...

Thúc đẩy hợp tác Malaysia-Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch và giao thương

Thúc đẩy hợp tác Malaysia-Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch và giao thương

Ngày 31/10, Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam và Văn phòng Thương mại và công nghiệp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ACCI) đã ...

Hà Nội khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực phục vụ các sự kiện văn hóa

Hà Nội khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực phục vụ các sự kiện văn hóa

Ngày 31/10, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phục vụ ...