Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh năm 2023 cho 66 cơ sở, đơn vị. (Ảnh: Ngọc An) |
Năm 2023, TP. Hà Nội cùng các doanh nghiệp đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới quy trình vận hành sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, TP. Hà Nội đã hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán năng lượng cho 42 cơ sở, doanh nghiệp; Đánh giá hiệu quả năng lượng cho 11 cơ sở tòa nhà, công trình xây dựng; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho 8 cơ sở; Phát triển, công nhận 66 mô hình sử dụng năng lượng xanh Thành phố, với trên 1.000 các giải pháp kỹ thuật tiêu biểu. Các giải pháp này đang được doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng đổi mới quy trình vận hành sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ nhằm giảm chi phí về năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phát biểu tại lễ trao giải , bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Thường trực Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội, cho biết, phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở theo Tiêu chí của thành phố Hà Nội năm 2023 là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương trình đánh giá, công nhận danh hiệu Cơ sở sử dụng Năng lượng xanh năm 2023 đã thu hút 100 đơn vị tham gia trên địa bàn Thành phố; Các cơ sở tham gia chương trình được hỗ trợ đánh giá hiệu quả năng lượng bằng công cụ mô phỏng năng lượng, hỗ trợ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; đánh giá ứng dụng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao theo hướng công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0 theo tiêu chí của thành phố được ban hành tại Quyết định số 4281/QĐ-UBND ngày 28/8/2023.
Tại Lễ trao giải, 66 cơ sở có số điểm đánh giá cao nhất đã được Sở Công Thương Hà Nội trao đạt danh hiệu Năng lượng xanh Hà Nội 2023. Các doanh nghiệp đã thực hiện mô hình quản lý năng lượng, các giải pháp kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Đến nay, theo đánh giá sơ bộ, TP. Hà Nội đã tiết kiệm được 134,9 kTOE, đạt 1,67% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu.
Trong đó 19 cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng trọng điểm đã triển khai thực hiện 140 giải pháp, tiết kiệm được 9.530 TOE, tương đương tiết kiệm 106,7 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 19 cơ sở này sẽ tiết kiệm 15.860 TOE, tương đương với 178,9 tỷ đồng; 22 cơ sở sử dụng nhiều năng lượng đã triển khai thực hiện 110 giải pháp, tiết kiệm được 700,3 TOE, tương đương tiết kiệm 7,6 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 22 cơ sở này sẽ tiết kiệm 1.167,2 TOE, tương đương với 13,2 tỷ đồng.
Việc trao danh hiệu sử dụng Năng lượng xanh nhằm tôn vinh các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng Năng lượng xanh cũng như phổ biến, nhân rộng các giải pháp tiết kiệm năng lượng tiêu biểu để các cơ sở có mô hình tương tự áp dụng, giúp thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của thành phố; đồng thời thể hiện quyết tâm của Thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí năng lượng cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua chương trình, các cơ sở có mô hình tương tự áp dụng, giúp thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của TP. Hà Nội.
Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình của các đơn vị tham gia năm nay như: Mô hình sử dụng pin năng lượng mặt trời tại: Công ty TNHH Terumo Việt Nam, Công ty TNHH Hanwha Aero Engines, Công ty TNHH MOLEX Việt Nam, Tòa nhà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án LOTTE MALL West Lake Hanoi,...; Sử dụng phần mềm BMS giám sát, điều khiển các trang thiết bị như: Hệ thống điện, điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm, quạt, AHU,… tại: Cao ốc Vietcombank, Tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội, trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông, Khách sạn Metropole Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)…
| Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới Ngày 29/6, tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Diễn đàn Công nghệ ... |
| Phát triển năng lượng mặt trời áp mái, thúc đẩy xanh hóa năng lượng Trước nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tăng cao trong lĩnh vực sản xuất FDI tại Việt Nam, dẫn đầu ... |
| Thanh Hóa xúc tiến thương mại đặc sản, sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch trên nền tảng số Chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại đặc sản, sản phẩm OCOP kết hợp với du lịch trên nền tảng số tỉnh Thanh Hóa vừa ... |
| Kết nối OCOP với du lịch, nâng tầm thương hiệu nông sản Quảng Ninh Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tại Quảng Ninh đã từng bước tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ phát triển ngành ... |
| Quỳnh Phụ: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới là không có điểm dừng”, các xã trong huyện Quỳnh Phụ tập trung mọi nguồn lực thực ... |