Hải Dương cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của Bắc Bộ và cả nước

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hải Dương chiều 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của Bắc Bộ và cả nước, trở thành địa phương năng động và phát triển toàn diện, thuộc nhóm đầu của Việt Nam…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180409230114 Thủ tướng mong gốm Chu Đậu ‘tỏa sáng năm châu’
tin nhap 20180409230114 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự ‘Tết Sum vầy’

Cùng dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.

Từ lịch sử, truyền thống, tên gọi Hải Dương có nghĩa là "Ánh mặt trời biển Đông" hay "Ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về”, nơi đây là phên giậu phía đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Hải Dương-Trấn Đông xưa, luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trấn thứ nhất trong tứ trấn.

tin nhap 20180409230114
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Hải Dương được biết đến là vùng đất "địa linh nhân kiệt", gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Đại danh y Tuệ Tĩnh… (có 486 tiến sĩ/2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, đứng đầu cả nước). Làng Mộ Trạch,  huyện Bình Giang, Hải Dương được gọi là "Lò tiến sĩ xứ Đông" có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu cả nước về số người đỗ tiến sĩ tính theo đơn vị làng xã.

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc, trong không gian phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp với vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ.

Tiềm năng du lịch phong phú với bề dày văn hoá và văn hiến lâu đời, nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hoá (có 2.207 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng).

Đánh giá cao thành tích phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua của Hải Dương, Thủ tướng nhìn nhận, sự phát triển này còn dưới mức tiềm năng. Dù Hải Dương được đánh giá là trung tâm trí tuệ hàng đầu cả nước, nhưng nhìn lại quá trình phát triển những năm gần đây cho thấy, tỉnh không những không phát huy được tiềm năng trí tuệ này mà còn mất đi các lợi thế. “Nếu chúng ta không có quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta đang mất dần lợi thế vốn có”, Thủ tướng nói.

Từ phân tích vị trí chiến lược, địa chính trị, kinh tế của Hải Dương, đặc biệt là tiềm năng nội lực của người xứ Đông, Thủ tướng đề nghị, Hải Dương cần có quyết tâm chính trị cao hơn, cần có ước mơ cao hơn, khát vọng mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ tầm nhìn với Hải Dương trong thập kỷ tới, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của Bắc Bộ và cả nước, trở thành địa phương năng động và phát triển toàn diện, thuộc nhóm đầu của Việt Nam và nghiên cứu xây dựng Hải Dương thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố kết nối Hà Nội và Hải Phòng.

tin nhap 20180409230114

Chìa khóa cho sự thành công của Hải Dương nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng của con người, vận dụng những thành tựu công nghệ, sự thuận lợi về yếu tố địa lý và không gian liên kết kinh tế với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và các trung tâm kinh tế khác của cả nước.

Hải Dương không chỉ liên kết theo không gian địa lý mà cần phát huy chuỗi liên kết giá trị giữa các địa phương.

Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu các khu, cụm công nghiệp để cải thiện tình trạng hiện nay các khu, cụm quá nhiều mà chưa tạo ấn tượng trong phát triển. Cần tái cơ cấu lại hệ thống trường đại học để có trường đại học quy mô, chất lượng cao, có danh tiếng “hơn là trải mành mành, mỗi thứ một tí”.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phân công quy hoạch lại sản phẩm là thế mạnh của địa phương.

Muốn như vậy, cần một chính quyền thực sự kiến tạo phát triển, đặt mục tiêu dài hơi hơn, có ý chí, quyết tâm chính trị cao và “chúng ta phải nằm trong nhóm 20 địa phương có chỉ số tốt nhất về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh”. Đặc biệt, cần tập trung vào các yếu tố đang còn yếu của môi trường này như tính minh bạch, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp… Sớm phấn đấu tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp của Hải Dương.

Tỉnh cần suy nghĩ sâu sắc chiến lược trở thành trung tâm công nghiệp của cả nước. Muốn trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại thì con người cũng phải có phong thái, tính cách của xã hội công nghiệp, hiện đại. Cùng với đó, tỉnh cần có quy hoạch với tầm nhìn xa, tối ưu hóa các lĩnh vực phát triển để không mâu thuẫn.

Phải thu hút những người giỏi, người giàu đến sống và làm việc ở Hải Dương. Thúc đẩy đô thị hóa cả về số lượng và chất lượng. Coi đô thị hóa là động lực quan trọng để đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hải Dương phải tham gia vào chuỗi giá trị du lịch khu vực thông qua các danh thắng và đặc sản của địa phương. Cần chú ý gia cường các nền tảng xã hội, thể hiện qua bảo đảm trật tự xã hội, giải quyết các mâu thuẫn xã hội, không để phát sinh tiêu cực, phức tạp. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến, giải quyết các kiến nghị của Hải Dương với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.

Về kiến nghị liên quan đến nâng cấp đô thị, Thủ tướng giao giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, hướng dẫn tỉnh xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thành phố Hải Dương nhanh chóng phát triển trở thành đô thị động lực vùng đồng bằng sông Hồng, là trung tâm về “văn hóa, sinh thái thân thiện môi trường, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ”, là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

tin nhap 20180409230114
Hải Dương có thêm một di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 10/12, tại huyện Kinh Môn (Hải Dương), Bộ VHTT& DL phối hợp UBND huyện Kinh Môn sẽ tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng ...

tin nhap 20180409230114
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương tìm hiểu về bình gốm cổ Chu Đậu tại Thổ Nhĩ Kỳ

Từ ngày 9-10/8, Đoàn công tác tỉnh Hải Dương do ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương làm Trưởng đoàn có chuyến ...

tin nhap 20180409230114
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Hải Dương, Hưng Yên

Chiều 26/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác Chính phủ đã tới dâng hương tưởng niệm nữ anh hùng Mạc Thị ...

PV

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động