Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

TS. Vũ Đăng Minh
Hai vụ sát hại nhân vật cấp cao của Hamas và Hezbollah trong vòng 12 giờ bộc lộ nhiều vấn đề lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 31/7, thủ lĩnh chính trị của tổ chức Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh bị sát hại tại Tehran, khi tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masuod Pezeshkian. Nhiều nguồn tin nói ông bị sát hại bởi bom gài sẵn, được kích nổ từ xa và “tác giả” là quân đội Israel. Trước đó một ngày, ông Fuad Shukr, “cánh tay phải” của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah cũng thiệt mạng trong vụ không kích của Israel vào ngoại ô thủ đô Beirut của Lebanon.

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực
Những người cầu nguyện tại Nhà thờ Hồi giáo Imam Abd al-Wahhab trong lễ tang thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Doha, Qatar, ngày 2/8. (Nguồn: EFE-EPA)

Dù chính phủ Israel chưa chính thức thừa nhận, nhưng họ từng nhiều lần cảnh báo sẽ săn lùng, hạ sát Ismail Haniyeh và các thủ lĩnh khác của Hamas ở bất cứ đâu, nên mọi cái nhìn đều hướng về Tel Aviv. Hai vụ sát hại thủ lĩnh Hamas, Hezbollah trong vòng 12 giờ gây chấn động Trung Đông và thế giới. Nó bộc lộ nhiều vấn đề lớn.

Thứ nhất, khoét sâu mối hận thù dai dẳng giữa Israel với Hamas, Hezbollah và một số tổ chức Hồi giáo vũ trang khác. Hamas, Hezbollah bị giáng một đòn chí mạng khi mất hai nhân vật quan trọng, nhưng không đồng nghĩa với sự tan rã, sụp đổ của họ. Vụ sát hại không làm Hamas, Hezbollah e ngại, mà ngược lại càng thúc đẩy họ đẩy mạnh tấn công trả đũa. Xung đột sẽ có bước leo thang mới.

Thứ hai, đặt các nhà lãnh đạo Iran vào thế khó, không thể không hành động. Ông Ismail Haniyeh là “vị khách thân yêu” đến dự một sự kiện chính trị quan trọng nhất của Iran. Thời gian, địa điểm vụ sát hại khá nhạy cảm với Tehran. Nó cũng bộc lộ sơ hở, yếu kém của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong công tác tình báo, phòng không, an ninh, bảo vệ yếu nhân, trong một sự kiện quan trọng.

Sau bầu cử tổng thống, Tehran có nhiều việc phải giải quyết và đứng trước không ít khó khăn. Nhưng đòn “vỗ mặt” của Israel đẩy Iran vào thế không thể không trả đũa. Nếu không, các nhà lãnh đạo sẽ “mất uy tín” với người dân, suy giảm vị thế ngọn cờ dẫn dắt với đồng minh, đối tác khu vực. Lãnh đạo tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố “Nhiệm vụ của chúng tôi là trả thù cho vị khách thân yêu…”. Lệnh đã phát, cờ lệnh đã treo. Vấn đề là họ sẽ hành động theo kiểu nào?

Một là, tấn công trực tiếp, bằng hỏa lực đường không vào các mục tiêu quân sự của Israel và Mỹ, trong và ngoài lãnh thổ. Hai là, kết hợp tấn công bằng hỏa lực rộng khắp với xung lực vào một số mục tiêu lựa chọn. Ba là, chỉ đạo hoạt động phối hợp các đồng minh, đối tác tấn công theo hình thức “phi quy ước”. Bốn là, kết hợp giữa 1 và 3, hai phương án nhiều khả năng nhất. Ngoài ra Iran có thể kêu gọi phát động cuộc biểu tình, tấn công bằng bạo lực của người Hồi giáo trên thế giới.

Dù xảy ra phương án nào, thì quy mô, cường độ cũng phải đủ lớn. Nếu ít hiệu quả như vụ tấn công hỏa lực đường không vào Israel cách đây gần 4 tháng (dù hàm ý không muốn đẩy căng thẳng lên cao), thì biểu tượng sức mạnh quân sự của Iran sẽ giảm sút, có thể khuyến khích Tel Aviv đẩy mạnh các đòn quân sự.

Thứ ba, nó chứng tỏ Israel không thực sự muốn ngừng bắn, đàm phán. Không ai sẵn sàng chấp thuận kế hoạch ngừng bắn của Mỹ mà lại đi sát hại thủ lĩnh đối phương. Hành động của Israel có thể khiến Hamas trả đũa bằng việc giết con tin. Hamas, Hezbollah… sẽ tấn công theo kiểu du kích, bất ngờ, dai dẳng vào Israel.

Một bộ phận người dân và phe phái đối lập sẽ phản đối chính phủ hiện hành của Israel. Dư luận thế giới sẽ lên án, đồng minh, đối tác của Tel Aviv cũng phải quan ngại. Tuy vậy, Israel vẫn hành động, vì họ tin vào sức mạnh quân sự của mình và sự “chống lưng” của Mỹ, đồng minh số 1. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tuyên bố, Mỹ sẽ bảo vệ nếu Israel bị tấn công (đáp trả).

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực
Hai vụ sát hại dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và có thể đẩy Trung Đông vào một cuộc xung đột quy mô lớn hơn”.(Nguồn: Reuters)

Thứ tư, hai vụ sát hại nói trên có thể “đóng băng” lâu dài các cuộc đàm phán ngừng bắn, đẩy khu vực vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Ông Haniyeh là người đứng đầu đoàn đàm phán của Hamas. Thủ tướng Qatar Sheikh bin Abdulrahman Al Thani cảnh báo việc sát hại thủ lĩnh Hamas có thể gây nguy hiểm cho các nỗ lực đảm bảo việc ngừng bắn ở Dải Gaza.

Trung Quốc phản đối, lên án vụ sát hại và “vô cùng lo ngại về khả năng gia tăng bất ổn trong khu vực”. Liên bang Nga lên án và gọi đây là “vụ giết người mang động cơ chính trị hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Nếu thế giới, khu vực không kịp thời hành động, tạo ra “cái phanh” hữu hiệu, thì vụ sát hại, kéo theo đòn trả đũa của Iran, Hamas, Hezbollah… sẽ là ngòi nổ kích động một cuộc chiến khu vực. Trung Đông nguy cơ đứng bên bờ vực.

Thứ năm, ai có thể “phanh” xung đột? Cách đây gần 4 tháng, thế giới 2 tuần nín thở sau đòn đáp trả qua lại giữa Iran và Israel. May mắn cuộc chiến không bùng phát, vì sự kiềm chế của cả hai bên. Nhưng lần này họ có “vượt qua chính mình” hay không là câu hỏi khó. Người trong cuộc là nhân tố quyết định, nhưng rất cần tác động đủ lớn từ bên ngoài.

Chiều 31/7, Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp thảo luận về tình hình leo thang căng thẳng, nguy hiểm ở Trung Đông. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và các thành viên Hội đồng Bảo an khẳng định tính cấp thiết phải hạ nhiệt, triển khai các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn xung đột leo thang toàn khu vực.

Sự phản đối các hành động leo thang căng thẳng của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác và nhiều nước, tạo áp lực lớn lên các bên. Nhưng như vậy chưa đủ, cần nỗ lực các hành động mạnh mẽ, cụ thể, thiết thực hơn. Dư luận có lý khi cho rằng Mỹ, bên cung cấp vũ khí chủ yếu, hỗ trợ hệ thống cảnh báo, phòng thủ tên lửa và sẵn sàng bảo vệ Israel về chính trị, ngoại giao… là nhân tố có ảnh hưởng, tác động lớn nhất đến quyết tâm của Israel. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có ý nghĩa răn đe Iran và đồng minh, đối tác, nhưng cũng tạo cho họ cảm giác ức chế vì sự thiên vị, khiến họ không tin tưởng kế hoạch ngừng bắn của Mỹ, quyết tâm chiến đấu đến cùng.

***

Những phân tích trên cho thấy vụ sát hại thủ lĩnh Hamas là “vụ ám sát chính trị”, cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đẩy Trung Đông đến bờ vực. Tình thế rất căng thẳng. Iran, Hamas, Hezbollah... muốn trả đũa tương xứng cũng cần thời gian chuẩn bị mọi mặt. Thế giới, khu vực sẽ phải nín thở trong một, vài tuần để biết kịch bản nào xảy ra.

Không nên chờ đợi mà lập tức phải hành động một cách mạnh mẽ, thống nhất, hiệu quả. Muốn tháo ngòi nổ, trước hết các bên phải hết sức kiềm chế; tìm cách ngừng bắn lâm thời, nỗ lực từ nhiều hướng ngăn chặn xung đột, tạo cơ sở cho giải pháp cơ bản, lâu dài.

Cần tránh viện trợ thêm vũ khí và hành động nghiêng lệch về một phía, nhất là bên có ưu thế quân sự. Quốc tế công nhận Nhà nước Palestine độc lập, cùng tồn tại hòa bình với Nhà nước Do Thái là động thái hết sức có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy ngừng bắn, đối thoại.

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Bất chấp xung đột leo thang căng thẳng ở Ukraine, Trung Đông, từ cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du ...

Chảo lửa Trung Đông: Iran tuyên bố quyền trả đũa hợp pháp sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát, Israel dọa 'cái giá đắt', Mỹ hối thúc tất cả dừng lại

Chảo lửa Trung Đông: Iran tuyên bố quyền trả đũa hợp pháp sau vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát, Israel dọa 'cái giá đắt', Mỹ hối thúc tất cả dừng lại

Iran khẳng định rằng, nước này có quyền hợp pháp để trả đũa kẻ thù vì vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Isnail Haniyeh ngay ...

Nhóm Bộ tứ quyết tâm đối phó thách thức

Nhóm Bộ tứ quyết tâm đối phó thách thức

Hội nghị Ngoại trưởng các nước nhóm Bộ tứ (Quad) đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh hết sức quan ngại về tình hình ở ...

Chảo lửa Trung Đông: Hezbollah nã loạt rocket, Mỹ tuyên bố bảo vệ Israel, IDF lần đầu lên tiếng về vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát

Chảo lửa Trung Đông: Hezbollah nã loạt rocket, Mỹ tuyên bố bảo vệ Israel, IDF lần đầu lên tiếng về vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon cho biết, họ đã nã loạt tên lửa vào miền Bắc Israel, trong khi phong trào Houthi ở Yemen cũng ...

BRICS vươn tầm ảnh hưởng

BRICS vươn tầm ảnh hưởng

Việc Malaysia nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy tầm ảnh hưởng của nhóm này đã không ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động