TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc 'quan ngại sâu sắc' việc quan chức Nhật Bản thăm đền Yasukuni | |
Tranh chấp thương mại kéo dài, doanh nghiệp Nhật Bản chịu 'đòn đau' tại thị trường Hàn Quốc |
Tổng thống Moon Jae-in phát biểu nhân lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2020). (Nguồn: Yonhap) |
Dù vậy, có nhiều hoài nghi cho rằng, lời đề nghị đàm phán sẽ không có nhiều tác động đến việc cải thiện mối quan hệ song phương đang căng thẳng, bởi những phản ứng tiêu cực đối với bài phát biểu của Tổng thống Moon.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao, đồng thời nhắc lại lập trường kiên quyết của Seoul rằng, xứ sở kim chi không thể can thiệp vào một quyết định tư pháp liên quan đến quá khứ chung của hai nước.
Tin liên quan |
Dịch Covid-19: Seoul 'lấy làm tiếc' trước việc Nhật Bản hạn chế người Hàn Quốc nhập cảnh đến cuối tháng 6 |
"Năm 2005, 4 nạn nhân của lao động cưỡng bức đệ đơn kiện các công ty Nhật Bản huy động lao động Hàn Quốc trong thời kỳ thuộc địa. Năm 2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết có lợi cho họ", ông Moon nói. "Phán quyết của Tòa án tối cao có thẩm quyền pháp lý và quyền hành pháp cao nhất tại Hàn Quốc. Chính quyền của tôi tôn trọng quyết định của Tòa án và chúng tôi đã tham gia tham vấn với Chính phủ Nhật Bản về cách đạt được một giải pháp thỏa đáng mà các nạn nhân có thể đồng ý. Cánh cửa cho những cuộc tham vấn như vậy vẫn rộng mở. Chính quyền của tôi sẵn sàng ngồi lại với Chính phủ Nhật Bản bất cứ lúc nào để thảo luận về những vấn đề này".
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói thêm: "Đồng thời, chúng tôi sẽ làm việc với Nhật Bản để bảo vệ các giá trị phổ quát của nhân loại, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và nền dân chủ dựa trên sự phân quyền. Tôi tin rằng những nỗ lực chung của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tôn trọng quyền con người sẽ trở thành cầu nối cho tình hữu nghị và hợp tác trong tương lai giữa nhân dân hai nước chúng ta".
Bài phát biểu thể hiện sự khác biệt đáng chú ý so với giọng điệu gay gắt mà Tổng thống Hàn Quốc đã thực hiện trong bài phát biểu năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng liên quan đến vấn đề lịch sử và tranh chấp thương mại.
Tokyo không vội phản ứng
Nhật Bản đã không phản ứng ngay lập tức trước lời đề nghị đàm phán của Tổng thống Hàn Quốc. Trong bài phát biểu ngày 15/8, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo không đưa ra lời xin lỗi chính thức nào về các vấn đề trong Thế chiến II hay quá khứ.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nhấn mạnh rằng, phát biểu của ông Moon là để có được sự nhượng bộ từ Tokyo, song không đề cập đến bất kỳ biện pháp cụ thể nào nhằm đạt được sự nhượng bộ đó.
Tờ Yomiuri Shimbun nhận định: "Tuyên bố của Tổng thống Moon được cho là một cách thúc giục Nhật Bản nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thông qua việc nhấn mạnh rằng, lập trường cơ bản của Seoul về việc tôn trọng các phán quyết tư pháp vẫn không thay đổi".
Tờ báo này cũng cho rằng, tòa án Hàn Quốc đang tiến hành bán tài sản của Tập đoàn Nippon Steel - trước đây là Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal, vốn đã bị thua trong một vụ kiện. Phát biểu của ông Moon cho thấy ý định tìm kiếm một giải pháp thông qua thương lượng giữa các Chính phủ trước khi lệnh bán gây hại cho công ty Nhật Bản.
Tuần trước, Nhà Xanh đã định bổ nhiệm ông Choi Jong-kun, người từng giúp việc cho Tổng thống, làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao và là người giám sát các chính sách cho quan hệ song phương. Ông Choi được biết đến như một người có quan điểm cứng rắn về các vấn đề với Nhật Bản.
Những dự đoán cho thấy việc thay thế nhân sự có thể ảnh hưởng đến cách Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đối phó với Nhật Bản trước những xung đột song phương có thể xảy ra.
Bất đồng còn ngổn ngang
Từ mùa Hè năm 2019, hai quốc gia gặp không ít khác biệt về nhiều vấn đề song phương chủ chốt. Quan hệ Seoul - Tokyo đã tụt dốc mạnh, xuống mức thấp nhất vào năm ngoái kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965. Nguyên nhân là do các hạn chế thương mại của Nhật Bản, được coi là "đòn trả đũa" đối với phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về vụ cưỡng bức lao động.
| Sự khéo léo và thế khó của Nhật Bản trong vòng xoáy cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung |
Hàn Quốc đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các hạn chế thương mại của Nhật Bản đối với các nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao của Seoul, được áp đặt vào tháng 7/2019.
Đồng thời, Hàn Quốc đã công bố quyết định vào tháng 8/2019 về việc chấm dứt Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự chung (GSOMIA). Sắp tới, Hiệp ước GSOMIA sẽ kết thúc thời gian gia hạn. Như vậy, Seoul sẽ phải đưa ra thông báo về quyết định đối với Hiệp ước, sau quyết định trì hoãn việc hết hạn vào tháng 11/2019 dưới sức ép từ Mỹ.
Vẫn chưa có một dấu hiệu chắc chắn nào về việc Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đi tới một cuộc đàm phán song phương nhằm giải quyết các bất đồng hiện tại. Thậm chí, vào tháng 10/2019, tờ Nikkei Asian Review từng dẫn nguồn tin cho biết, Thủ tướng Abe Shinzo đã nói với nhiều người thân cận rằng ông không tin quan hệ Nhật-Hàn sẽ có thể được cải thiện trong ít nhất là 5 năm tới.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia Đông Bắc Á trong tương lai sẽ còn là một dấu hỏi lớn bởi không một kịch bản nào có thể khẳng định chắc chắn sẽ xảy ra.
| Ứng phó với dịch Covid-19, Hàn Quốc, Nhật Bản gọi nhau là 'láng giềng gần gũi' TGVN. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 1/5 tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản ứng phó với đại dịch viêm đường ... |
| Đại dịch Covid-19 hay nút ‘F5’ trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc TGVN. Theo học giả Rintaro Nishimura, trợ lý nghiên cứu về Hàn Quốc tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia Mỹ (CNI) trong bài viết ... |
| Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc: Xuân về, hoa có nở? TGVN. Mùa xuân thường biểu trưng cho sự khởi đầu, ấm áp và tươi mới, song điều này dường như chưa đúng với quan hệ Nhật ... |