Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản: Căng thẳng có dịu bớt?

Lan Phương
TGVN. Trong bài phát biểu nhân lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2020), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh, nước này sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản để giải quyết những vấn đề song phương đang tồn tại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc 'quan ngại sâu sắc' việc quan chức Nhật Bản thăm đền Yasukuni
Tranh chấp thương mại kéo dài, doanh nghiệp Nhật Bản chịu 'đòn đau' tại thị trường Hàn Quốc
4138-optimize
Tổng thống Moon Jae-in phát biểu nhân lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Hàn Quốc (15/8/1945-15/8/2020). (Nguồn: Yonhap)

Dù vậy, có nhiều hoài nghi cho rằng, lời đề nghị đàm phán sẽ không có nhiều tác động đến việc cải thiện mối quan hệ song phương đang căng thẳng, bởi những phản ứng tiêu cực đối với bài phát biểu của Tổng thống Moon.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao, đồng thời nhắc lại lập trường kiên quyết của Seoul rằng, xứ sở kim chi không thể can thiệp vào một quyết định tư pháp liên quan đến quá khứ chung của hai nước.

Tin liên quan
Dịch Covid-19: Seoul Dịch Covid-19: Seoul 'lấy làm tiếc' trước việc Nhật Bản hạn chế người Hàn Quốc nhập cảnh đến cuối tháng 6

"Năm 2005, 4 nạn nhân của lao động cưỡng bức đệ đơn kiện các công ty Nhật Bản huy động lao động Hàn Quốc trong thời kỳ thuộc địa. Năm 2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết có lợi cho họ", ông Moon nói. "Phán quyết của Tòa án tối cao có thẩm quyền pháp lý và quyền hành pháp cao nhất tại Hàn Quốc. Chính quyền của tôi tôn trọng quyết định của Tòa án và chúng tôi đã tham gia tham vấn với Chính phủ Nhật Bản về cách đạt được một giải pháp thỏa đáng mà các nạn nhân có thể đồng ý. Cánh cửa cho những cuộc tham vấn như vậy vẫn rộng mở. Chính quyền của tôi sẵn sàng ngồi lại với Chính phủ Nhật Bản bất cứ lúc nào để thảo luận về những vấn đề này".

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói thêm: "Đồng thời, chúng tôi sẽ làm việc với Nhật Bản để bảo vệ các giá trị phổ quát của nhân loại, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và nền dân chủ dựa trên sự phân quyền. Tôi tin rằng những nỗ lực chung của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tôn trọng quyền con người sẽ trở thành cầu nối cho tình hữu nghị và hợp tác trong tương lai giữa nhân dân hai nước chúng ta".

Bài phát biểu thể hiện sự khác biệt đáng chú ý so với giọng điệu gay gắt mà Tổng thống Hàn Quốc đã thực hiện trong bài phát biểu năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng liên quan đến vấn đề lịch sử và tranh chấp thương mại.

Tokyo không vội phản ứng

Nhật Bản đã không phản ứng ngay lập tức trước lời đề nghị đàm phán của Tổng thống Hàn Quốc. Trong bài phát biểu ngày 15/8, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo không đưa ra lời xin lỗi chính thức nào về các vấn đề trong Thế chiến II hay quá khứ.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nhấn mạnh rằng, phát biểu của ông Moon là để có được sự nhượng bộ từ Tokyo, song không đề cập đến bất kỳ biện pháp cụ thể nào nhằm đạt được sự nhượng bộ đó.

Tờ Yomiuri Shimbun nhận định: "Tuyên bố của Tổng thống Moon được cho là một cách thúc giục Nhật Bản nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thông qua việc nhấn mạnh rằng, lập trường cơ bản của Seoul về việc tôn trọng các phán quyết tư pháp vẫn không thay đổi".

Tờ báo này cũng cho rằng, tòa án Hàn Quốc đang tiến hành bán tài sản của Tập đoàn Nippon Steel - trước đây là Tập đoàn Nippon Steel & Sumitomo Metal, vốn đã bị thua trong một vụ kiện. Phát biểu của ông Moon cho thấy ý định tìm kiếm một giải pháp thông qua thương lượng giữa các Chính phủ trước khi lệnh bán gây hại cho công ty Nhật Bản.

Tuần trước, Nhà Xanh đã định bổ nhiệm ông Choi Jong-kun, người từng giúp việc cho Tổng thống, làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao và là người giám sát các chính sách cho quan hệ song phương. Ông Choi được biết đến như một người có quan điểm cứng rắn về các vấn đề với Nhật Bản.

Những dự đoán cho thấy việc thay thế nhân sự có thể ảnh hưởng đến cách Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đối phó với Nhật Bản trước những xung đột song phương có thể xảy ra.

Bất đồng còn ngổn ngang

Từ mùa Hè năm 2019, hai quốc gia gặp không ít khác biệt về nhiều vấn đề song phương chủ chốt. Quan hệ Seoul - Tokyo đã tụt dốc mạnh, xuống mức thấp nhất vào năm ngoái kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965. Nguyên nhân là do các hạn chế thương mại của Nhật Bản, được coi là "đòn trả đũa" đối với phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về vụ cưỡng bức lao động.

Sự khéo léo và thế khó của Nhật Bản trong vòng xoáy cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

Sự khéo léo và thế khó của Nhật Bản trong vòng xoáy cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

Hàn Quốc đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các hạn chế thương mại của Nhật Bản đối với các nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao của Seoul, được áp đặt vào tháng 7/2019.

Đồng thời, Hàn Quốc đã công bố quyết định vào tháng 8/2019 về việc chấm dứt Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự chung (GSOMIA). Sắp tới, Hiệp ước GSOMIA sẽ kết thúc thời gian gia hạn. Như vậy, Seoul sẽ phải đưa ra thông báo về quyết định đối với Hiệp ước, sau quyết định trì hoãn việc hết hạn vào tháng 11/2019 dưới sức ép từ Mỹ.

Vẫn chưa có một dấu hiệu chắc chắn nào về việc Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đi tới một cuộc đàm phán song phương nhằm giải quyết các bất đồng hiện tại. Thậm chí, vào tháng 10/2019, tờ Nikkei Asian Review từng dẫn nguồn tin cho biết, Thủ tướng Abe Shinzo đã nói với nhiều người thân cận rằng ông không tin quan hệ Nhật-Hàn sẽ có thể được cải thiện trong ít nhất là 5 năm tới.

Mối quan hệ giữa hai quốc gia Đông Bắc Á trong tương lai sẽ còn là một dấu hỏi lớn bởi không một kịch bản nào có thể khẳng định chắc chắn sẽ xảy ra.

Ứng phó với dịch Covid-19, Hàn Quốc, Nhật Bản gọi nhau là 'láng giềng gần gũi'

Ứng phó với dịch Covid-19, Hàn Quốc, Nhật Bản gọi nhau là 'láng giềng gần gũi'

TGVN. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 1/5 tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản ứng phó với đại dịch viêm đường ...

Đại dịch Covid-19 hay nút ‘F5’ trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc

Đại dịch Covid-19 hay nút ‘F5’ trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc

TGVN. Theo học giả Rintaro Nishimura, trợ lý nghiên cứu về Hàn Quốc tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia Mỹ (CNI) trong bài viết ...

Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc: Xuân về, hoa có nở?

Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc: Xuân về, hoa có nở?

TGVN. Mùa xuân thường biểu trưng cho sự khởi đầu, ấm áp và tươi mới, song điều này dường như chưa đúng với quan hệ Nhật ...

Lan Phương (theo The Korea Times)

Đọc thêm

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs trên máy tính giúp bạn soạn thảo văn bản một cách thuận tiện ...
Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng mới cho biết, cô chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam.
FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Hôm qua (6/5), FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal thế giới, đội tuyển futsal Việt Nam xếp thứ 33 thế giới, dưới Thái Lan và Indonesia.
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động