Hàng nghìn người ở phía Đông Ukraine sơ tán đến Nga
Quốc Đạt
18:37 | 20/02/2022
Hàng nghìn người dân ở Luhansk và Donetsk, nơi nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai nằm ở phía Đông Ukraine, đã được sơ tán tới Nga trong bối cảnh nguy cơ nổ ra giao tranh ngày càng lớn.
Đến sáng 19/2, hai "nhà nước cộng hòa" tự xưng ở Luhansk và Donetsk cho biết hàng nghìn người dân tại khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát ở phía Đông Ukraine đã được sơ tán tới Nga, theo AP. Trong ảnh, một phụ nữ lớn tuổi cùng đứa trẻ nhỏ chờ được sơ tán tới Nga. (Nguồn: DPA)
Do dòng người tị nạn, nhà chức trách Nga ở vùng Rostov, tiếp giáp miền Đông Ukraine, phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo ghi nhận của báo chí hôm 19/2, cảnh tượng ở các khu trại dành cho người từ Đông Ukraine rất hỗn loạn. Nhiều xe bus nối đuôi nhau xếp hàng dài, trong khi hàng trăm người phải đứng chờ nhiều tiếng dưới thời tiết lạnh để được phân chỗ ở. (Nguồn: AP)
Tổng thống Putin đã yêu cầu chính phủ Nga cấp phát khoảng 130 USD cho mỗi người tị nạn, tương đương nửa tháng lương trung bình ở Đông Ukraine. (Nguồn: AP)
Trước đó, hôm 18/2, lãnh đạo các khu vực ly khai ở Donetsk và Luhansk cùng ra lệnh tổng động viên và sơ tán người dân tới Nga, trước mối đe dọa quân sự từ quân chính phủ Ukraine. Trong khi đó, quan chức Ukraine phản bác mạnh mẽ cáo buộc tấn công. (Nguồn: AP)
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết các lệnh sơ tán có thể là chiến thuật tạo ngòi nổ để lấy cớ cho đòn tấn công diện rộng. Trong ảnh, một cụ già cầm hộ chiếu do Nga (trái) và "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" tự xưng cấp trong lúc chờ sơ tán. (Nguồn: AP)
“Đó là thực tế trên thực địa. Chúng ta không thể cho phép chiến tranh nảy sinh chỉ vì những căn cứ bỗng dưng xuất hiện từ thinh không”, bà Baerbock nói. Trong ảnh, một người đàn ông chào con gái qua cửa sổ xe buýt tại Donetsk vào ngày 19/2. (Nguồn: Reuters)
Xung đột giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai đã làm 14.000 người chết từ năm 2014. Các cuộc giao tranh lớn kết thúc với lệnh ngừng bắn năm 2015 nhưng bạo lực vẫn thi thoảng diễn ra dọc đường kiểm soát thực tế ngăn cách giữa hai bên. Trong ảnh, người dân ngồi trên chuyến xe bus sơ tán từ Donetsk tới Rostov, Nga vào ngày 18/2. (Nguồn: Reuters)
Sự gia tăng trong số lần pháo kích và đánh bom gần đây làm dấy lên lo ngại chiến sự bùng nổ. Trong ảnh là một cảnh tượng tại khu trại dành cho người tị nạn ở Rostov, Nga. (Nguồn: Reuters)
Trẻ em Ukraine trong khu trại dành cho người tị nạn ở Rostov vào ngày 19/2. (Nguồn: Reuters)
Một chiếc xe gắn bom đã phát nổ ở trung tâm Donetsk vào hôm 18/2. Tới sáng 19/2, hai vụ nổ lần lượt làm rung chuyển Luhansk. Không có thương vong trong hai sự việc. Trong khi đó, quân đội Ukraine cho biết hai binh sĩ của mình đã chết vì đạn bắn từ phía bên kia vào hôm 19/2. Trong ảnh, một người lính chờ được đăng ký tại một trạm tuyển mộ ở Donetsk - vùng do lực lượng ly khai kiểm soát. (Nguồn: AP)
Từ năm 2014 tới nay, Nga đã cấp khoảng 700.000 hộ chiếu cho người dân ở các vùng do lực lượng ly khai kiểm soát. Trong ảnh là lỗ hổng do đạn cối của lực lượng ly khai để lại tại làng tiền tuyến Krymske, miền Đông Ukraine. (Nguồn: AP)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".