Ngày Trái đất bắt nguồn từ sự cố tràn dầu ở California năm 1969. |
Ngày Trái đất bắt nguồn từ sự cố tràn dầu ở California. Năm 1969, hơn 3 triệu gallon (11 triệu lít) dầu đã tràn ra biển California sau một sự cố tại một giàn khoan ngoài khơi.
Lấy cảm hứng từ sự chú ý của giới truyền thông về tình trạng ô nhiễm, cũng như mối quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng đối với các vấn đề môi trường, Thượng nghị sĩ Mỹ Gaylord Nelson nghĩ ra sự kiện giảng dạy về môi trường tại các trường đại học vào tháng 4/1970. Sự kiện này trở thành Ngày Trái đất đầu tiên.
Các nhà ngoại giao kỷ niệm Ngày Trái đất và đánh dấu sự kiện ký kết Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu bằng cách trồng một cây hoa anh đào tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York. |
Kể từ đó, Ngày Trái đất đã trở thành một sự kiện quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hành động về các vấn đề môi trường.
Năm 2016, Thỏa thuận Paris được hơn 170 quốc gia ký kết vào Ngày Trái đất mang tính bước ngoặt nhằm hạn chế sự ấm lên toàn cầu đã. Các nhà ngoại giao đánh dấu ngày này bằng cách trồng một cây hoa anh đào tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
Nhà hoạt động môi trường Thụy Điển Greta Thunberg. |
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất vào năm 2020 được cho là lễ kỷ niệm lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 100 triệu người tham dự trực tuyến do dịch Covid-19.
Cũng nhân dịp đó, nhà hoạt động môi trường Thụy Điển Greta Thunberg tổ chức một cuộc thảo luận trực tuyến mở với các nhà khoa học khí hậu.
Hàng nghìn người biểu tình kêu gọi các chính phủ hành động nhiều hơn nhằm bảo vệ Trái đất. |
Đại dịch cũng khiến Hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc COP26, dự kiến diễn ra tháng 12/2020 bị hoãn. Trước đó, năm 2019, hàng nghìn người biểu tình tại COP25 kêu gọi các chính phủ hành động nhiều hơn nhằm bảo vệ Trái đất.
Từ đó, một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, sau này là chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã đưa ra cam kết đầy tham vọng về cắt giảm carbon.
Trong những ngày đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Biden đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào Ngày Trái đất năm 2021. |
Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi nhậm chức là tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris (tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định trước đó).
Trong những ngày đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Biden đã lên kế hoạch về một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lớn vào Ngày Trái đất năm 2021 nhằm tăng cường các cam kết giảm thiểu khí nhà kính. Các nhà hoạt động hy vọng cam kết mới của Mỹ về các chính sách môi trường bền vững sẽ ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia khác.
Chủ đề Ngày Trái đất năm 2021 là 'Khôi phục Trái đất của chúng ta'. |
Các nhà tổ chức chọn chủ đề cho Ngày Trái đất năm 2021 là "Khôi phục Trái đất của chúng ta". Ngoài một số cuộc mít tinh, các sự kiện giáo dục trực tuyến và trực tiếp, người dân được khuyến khích có các hành động thiết thực đối với môi trường xung quanh cộng động họ sinh sống.
Hành động vì Trái đất của chúng ta: Hãy trồng thêm cây |
Một trong những dự án phục hồi quan trọng của năm 2021 là Dự án Canopy với mục đích đẩy nhanh tái trồng rừng. Các nhà tổ chức Ngày Trái đất cho biết, trồng nhiều cây hơn và bảo tồn các khu rừng hiện có là rất quan trọng để thu nhận carbon. Kể từ năm 2010, hàng chục triệu cây xanh đã được trồng mới.
Từ năm 1970 đến nay, Tổ chức vì Trái đất (Earthday.org) đã và đang làm việc với hơn 75.000 đối tác tại hơn 190 quốc gia để thúc đẩy hành động tích cực bảo vệ hành tinh Trái đất. |
Sự kiện đặc biệt của Ngày Trái đất năm nay là “Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về biến đổi khí hậu” vào ngày 22-23/4 do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.
Điểm nổi bật trong số các mục tiêu của Ngày Trái đất năm 2021 và đối với nhiều nhà hoạt động môi trường là tăng nhận thức về biến đổi khí hậu cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.