Hậu căng thẳng với Trung Quốc, Australia đẩy mạnh ngoại giao, chứng minh 'không phải dạng vừa'

Phạm Vy
TGVN. Những dấu ấn trong lĩnh vực ngoại giao gần đây của Australia cũng như của Thủ tướng Scott Morrison đã cho thấy một phong cách ngoại giao kiểu Australia "tưởng vừa mà không phải dạng vừa".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Scott Morrison và phong cách ngoại giao 'kiểu Australia'
Cựu Bộ trưởng Tài chính Australia Mathias Cormann được bầu làm Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). (Nguồn: The New Daily)

Thời gian qua, Australia đã tạo được nhiều dấu ấn lớn trong lĩnh vực ngoại giao, đặc biệt khi cựu Bộ trưởng Tài chính Mathias Cormann trở thành Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Australia cũng tham gia cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên của Bộ tứ (Quad) mà nước này là thành viên.

Cả hai đều là những thành tựu ngoại giao quan trọng đối với Australia cũng như Thủ tướng Scott Morrison, trong bối cảnh chính trị toàn cầu trở nên phức tạp, với nhiều biến động về địa chiến lược, công nghệ, kinh tế, biến đổi khí hậu và chính trị, thúc đẩy những liên kết mới trong thời kỳ hậu Covid-19.

Trước đó, trong năm 2020, Australia được nhắc đến nhiều bởi mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, đặc biệt từ khi nước này kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, khởi phát từ Vũ Hán của Trung Quốc, trực tiếp thổi lên ngọn lửa mâu thuẫn giữa hai bên.

Nỗ lực thu quả ngọt

Những thành công mới của Australia trên trường quốc tế đã dập tắt những ý kiến trước đây cho rằng, Australia đang trở thành một quốc gia gần như bị cô lập vì biến đổi khí hậu cũng như đại dịch.

Đối với cá nhân Thủ tướng Morrison, những thành công ngoại giao này đã đập tan nhận định rằng, ông chỉ là một "tay mơ" trên trường đối ngoại.

Qua đó, Thủ tướng Australia đã cho thấy phong cách đối ngoại của riêng mình nhằm xây dựng mối quan hệ cá nhân ở cấp lãnh đạo, luôn mang tính thực dụng và tập trung vào kết quả.

Ông Morrison đã nỗ lực không ngừng nghỉ triển khai ngoại giao quyền lực mềm trong năm qua, tận dụng thành công trong việc đối phó với đại dịch và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau suy thoái, thứ mà ông gọi là ngoại giao “kiểu Australia”.

Với ngoại giao “kiểu Australia”, dường như Thủ tướng Morrison cũng như Australia đang chứng minh một con đường khác với những ý kiến của các chuyên gia.

Nhiều nhà hoạch định cho rằng, Australia khó có thể đóng vai trò lãnh đạo của một thể chế đa phương uy tín, nằm ở trung tâm châu Âu.

Bác bỏ những hoài nghi đó, Thủ tướng Morrison đã huy động nguồn lực của chính phủ để cựu Bộ trưởng Cormann cạnh tranh chức Tổng thư ký OECD, tổ chức gồm 38 quốc gia thành viên.

Từ đầu đến cuối, ông Morrison đã tập trung vận động cho ứng cử viên của Australia trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo, những người đứng đầu các chính phủ.

Bên cạnh đó, chìa khóa dẫn đến chiến thắng sít sao của ông Cormann là uy tín của một cựu bộ trưởng tài chính giàu kinh nghiệm, thông thạo các chương trình nghị sự của OECD và hướng OECD nhiều hơn đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Scott Morrison và phong cách ngoại giao 'kiểu Australia'
Thủ tướng Australia Scott Morrison tham gia cuộc họp của các nhà lãnh đạo Bộ tứ dưới hình thức trực tuyến tại Sydney, ngày 13/3. (Nguồn: AP)

Nâng tầm đối ngoại đa phương

Với Bộ tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, nhiều nhà quan sát đã nghi ngại cấu trúc này không có mục đích chung và khó có khả năng đạt được hiệu quả.

Trước đó, ông Morrison cũng làm việc một cách "có hệ thống" với chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, để củng cố xây dựng Bộ tứ và tiếp tục nỗ lực đó ngay từ cuộc điện đàm đầu tiên với tân Tổng thống Joe Biden.

Sau cuộc họp ở cấp bộ trưởng ngoại giao của Bộ tứ, ông Morrison cho biết, việc nâng lên họp ở cấp lãnh đạo tạo thành một bước “lịch sử” và “một cấp độ hợp tác hoàn toàn mới”.

Với Bộ tứ, ông Morrison đã tham gia vào một trong những vòng đối thoại giữa các nhà lãnh đạo được coi là căng thẳng nhất trong lịch sử Australia từ các khía cạnh song phương đến đa phương.

Tuyên bố từ 4 nhà lãnh đạo gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Thủ tướng Australia Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cho thấy, Bộ tứ đặt mục tiêu về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "tự do, rộng mở, kiên cường và bao trùm".

Bô tứ cũng đưa mục tiêu cung cấp hàng hóa và dịch vụ chính sách công cho khu vực nhằm cạnh tranh với Trung Quốc. Đây là một tham vọng lớn, qua đó giúp củng cố và tăng cường ảnh hưởng của các nước trong Bộ tứ nói riêng, cũng như phương Tây nói chung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việc nâng cấp họp nhóm Bộ tứ lên cấp cao nhất cho thấy sự đầu tư nghiêm túc và quyết tâm của Australia trong đối ngoại đa phương lên một tầm cao mới.

Đây là một trong những kế hoạch của Thủ tướng Morrison để củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ, đồng thời làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời bày tỏ mong muốn nắm vai trò dẫn dắt trong khu vực, đương đầu với các thách thức chung.

Thủ tướng Morrison từng bày tỏ mong muốn Bộ tứ phát triển như một diễn đàn thiết thực mang lại lợi ích cho khu vực, đồng thời chứng minh tính ưu việt của nền dân chủ tự do phương Tây.

Mặt khác, Bộ tứ cũng là một diễn đàn có thể tạo ảnh hưởng lớn, nơi các nhà lãnh đạo có thể ghi dấu ấn cá nhân trong các vấn đề quốc tế.

Với Australia, Bộ tứ chính là nơi để xứ sở chuột túi phô diễn vai trò quốc tế, khẳng định sức mạnh và vị thế của mình.

TIN LIÊN QUAN
Nhan sắc Son Ye Jin 'lên hương' từ khi yêu Hyun Bin
Cập nhật Covid-19 ngày 20/3: WHO 'bật đèn xanh' cho vaccine AstraZeneca; Bỉ bùng phát ca nhiễm mới; Đức tiếp tục các biện pháp hạn chế
Truyền thông và chuyên gia Trung Quốc đánh giá đối thoại Mỹ-Trung thế nào?
Núi lửa Fuego ở Guatemala phun trào mạnh
Hậu xả súng nhằm vào người gốc Á, Tổng thống Mỹ kêu gọi thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận Covid-19
(theo The Australian)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động