Hậu Giang: Vùng đồng bào dân tộc đang đổi thay

Phương Nghi
Baoquocte.vn. Những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhờ vậy, diện mạo phum sóc có nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ nguồn vốn chương trình 135 và lồng ghép dự án khác đầu tư vùng có đông đồng bào dân tộc đã góp phần diện mạo xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ – Hậu Giang) từng bước đổi thay. (Ảnh: Phương Nghi)
Từ nguồn vốn chương trình 135 và lồng ghép dự án khác đầu tư vùng có đông đồng bào dân tộc đã góp phần diện mạo xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ – Hậu Giang) từng bước đổi thay. (Ảnh: Phương Nghi)

Từng bước vươn lên thoát nghèo

Về Hậu Giang, có dịp đi trên những con đường dẫn về các phum, sóc, thấy được cảnh sắc phum sóc đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết các tuyến đường đều được trải nhựa, bê tông; ánh điện chiếu sáng khắp nơi; phần lớn các hộ nghèo đã có nhà ở, tập trung tăng gia sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Những năm qua, Hậu Giang đã và đang huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Nhiều hộ tận dụng hiệu quả các chính sách ưu đãi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, từ đó tích cực đóng góp trở lại cho phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng có đông đồng bào Khmer trong tỉnh.

Anh Thạch Song, ở ấp 4, xã Vị Trung (huyện Vị Thủy) là hộ nghèo được người có uy tín giúp đỡ. Gia đình anh không có đất sản xuất, vợ chồng anh đi làm thuê đủ nghề nhưng không thoát khỏi cái nghèo. Năm 2018, nhờ ông Thạch Rươl - người có uy tín ở địa phương động viên, hướng dẫn cách làm ăn, rồi đứng ra giới thiệu cho anh vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư nuôi heo và gà.

“Chỉ sau 4 lứa lợn, 8 đợt gà, tôi đã trả tiền vay cho Ngân hàng, cuối năm 2020 gia đình tôi xin trả sổ hộ nghèo. Mặc dù gia đình mới thoát nghèo nhưng cuộc sống giờ đã ổn định hơn trước rất nhiều. Tôi đang cố gắng lao động để thoát nghèo bền vững", anh Song phấn khởi nói.

Từ nguồn vốn chương trình 135 và lồng ghép các chương trình, dự án khác nên hạ tầng cơ sở vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống đã từng bước thay đổi. Hơn năm trước, tuyến lộ nông thôn ở ấp 8, xã Xà Phiên (huyện Long Mỹ) được xây dựng mới dài trên 1,2km rất thông thoáng, nối liền các ấp. Khi xây dựng, qua phần đất hộ dân nào, bà con đều tự nguyện hiến đất, hoa màu.

Ông Danh Kiên (người Khmer) ở ấp 8 nói: “Từ khi tuyến đường nông thôn ấp được xây dựng đã tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, hàng hóa vận chuyển thông thương, bộ mặt nông thôn ở đây sáng ra, hứa hẹn đời sống bà con chuyển biến tích cực, nhiều hộ đồng bào Khmer nơi đây xây được nhà tường khang trang. Có lộ thông thoáng, tiện đủ thứ, diện mạo ấp 8 đang khởi sắc, người dân ấp 8 rất phấn khởi”.

Hậu Giang: Vùng đồng bào dân tộc đang đổi thay
Anh Thạch Sà Phiên, ở ấp 4 (xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) từ nguồn vốn vay ưu đãi, thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn đã giúp anh có thu nhập ổn định và thoát nghèo. (Ảnh: Phương Nghi)

Quan tâm đồng bào dân tộc thiểu số

Song song với việc hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng phum sóc văn minh, hiện đại, đời sống văn hóa trong đồng bào Khmer luôn được quan tâm chăm lo bằng nhiều hình thức.

Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang đánh giá: “Khoảng 5 năm trở lại đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang có nhiều thay đổi. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh cho bà con tiếp tục được đầu tư.

Nhờ vận dụng tốt chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, hộ nghèo đồng bào dân tộc Hậu Giang đã giảm đáng kể từ 32,15% vào cuối năm 2016, đến cuối năm 2021 chỉ còn 16,01% (tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số)”.

Thực hiện Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2022-2025, Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 2%/năm; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng 20 mô hình, dự án giảm nghèo tạo sinh kế; hỗ trợ 80% nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất cho người có khả năng lao động thuộc hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững…

Hậu Giang: Vùng đồng bào dân tộc đang đổi thay
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, anh Danh Sà Huônl (áo đen) ở ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) thực hiện mô hình trồng cam mật giúp anh có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm. (Ảnh: Phương Nghi)

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, để đạt được những mục tiêu của Chương trình, Tỉnh thực hiện 10 dự án thành phần, dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 khoảng 219,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng hiệu quả cho công tác giảm nghèo.

Đến năm 2025, Hậu Giang phấn đấu 50% xã ra khỏi đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được rãi nhựa hoặc bê tông; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99,72% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 90% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề...

***

Sự đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer Hậu Giang hôm nay đã khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự cần cù lao động của bà con Khmer; đồng bào Khmer còn luôn nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, chung tay góp sức xây dựng phum, sóc thêm khởi sắc.

Đắk Lắk và những tiếng thánh ca rộn ràng ngân vang

Đắk Lắk và những tiếng thánh ca rộn ràng ngân vang

Cứ vào cuối tuần, tiếng thánh ca cầu nguyện cùng với những lời giảng giáo lý, giáo luật lại vang lên trong những nhà thờ, ...

Công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác nhân quyền cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây”, giữ vững ổn định bên trong, phát triển ...

Giữ hồn Then, tiếng Then

Giữ hồn Then, tiếng Then

“Tự hào lắm chơ… Nhưng lo cũng nhiều, lo Then bị mai một, sau này chẳng có ai học hát Then, gảy đàn Tính nữa…”

Mường Hoa phảng phất hương lúa mới

Mường Hoa phảng phất hương lúa mới

Thu về, cả vùng trời Tây Bắc thay màu áo mới bởi sắc vàng óng của lúa chín. Ở thung lũng Mường Hoa cũng vậy, ...

Lai Châu: Học trò đồng bào dân tộc Mông háo hức ngày tựu trường

Lai Châu: Học trò đồng bào dân tộc Mông háo hức ngày tựu trường

Ngày tựu trường đến gần, thầy và trò Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng (Lai Châu) với chủ yếu là con ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Morocco đã trở thành một trong những điểm trung chuyển chính đối với những người di cư châu Phi vượt biển để tìm đến những vùng đất hứa.
Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt bày tỏ thất vọng trước Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Luận điệu 'đảng viên quá độ', mới nghe dường như 'thuận tai', hợp lý; song thực chất, đó là quan điểm sai trái về lý luận và phản động về thực tiễn.
Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Thực chất của luận điệu 'đảng viên quá độ' là hạ thấp tiêu chuẩn của đảng viên, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động