TIN LIÊN QUAN | |
Chuyên gia quốc tế khẳng định vaccine HPV không gây hại | |
UNICEF vận chuyển vaccine tới vùng sâu, vùng xa bằng máy bay không người lái |
Hạt Clark, Washington (Mỹ), chỉ cách thành phố Portland, Oregon 30 phút lái xe, là một trong những ổ dịch sởi lớn nhất ở Mỹ. Trong số 70 trường hợp bệnh nhân xác nhận bị nhiễm sởi, phần lớn trong số đó là trẻ em dưới 10 tuổi chưa được tiêm chủng đúng cách.
Mỹ là quốc gia từng hoàn toàn loại bỏ bệnh sởi vào năm 2000. Vậy mà gần hai thập kỷ trôi qua, hàng trăm trẻ em tại đây đang phải nghỉ học để tránh tiếp xúc với căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh dễ lây lan đến nỗi, nếu một đứa trẻ được chẩn đoán bị sởi thì số còn lại đều có nguy cơ lây nhiễm.
Ổ dịch này bùng phát khi một người nhiễm sởi từ một quốc gia khác đến hạt Clark. “Bệnh nhân số 0” đã tiếp xúc với những đứa trẻ chưa được tiêm vaccine, chúng nhanh chóng bị lây sởi. Sau đó, khi những đứa trẻ này đến các bệnh viện khám bệnh, trường học, nhà thờ,.. căn bệnh bắt đầu lan rộng, biến Clark trở thành một ổ dịch sởi đúng nghĩa.
Quyết định không tiêm vaccine cho trẻ em nếu được cổ súy, thành một xu hướng, sẽ để lại những hậu quả khó lường. (Nguồn: Internet) |
Tại sao là các thành phố lớn?
Một số tiểu bang Mỹ, bao gồm Oregon và Washington, cho phép phụ huynh từ chối tiêm phòng vaccine cho con mình nếu họ có những lý do cá nhân. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Plos Medicine năm 2018 đã phát hiện ra nhiều “điểm nóng” của hoạt động chống vaccine tại 17 tiểu bang cho phép người dân từ chối tiêm chủng dựa trên niềm tin cá nhân, và gây ra các ổ dịch tại các thành phố như Seattle, Portland, Phoenix, Salt Lake City và Austin…
Theo giáo sư Peter Hotez của Đại học Y Baylor (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu trên, điểm chung của hầu hết các “điểm nóng” đô thị này là chúng đều là mục tiêu của chiến dịch phòng chống vaccine được tổ chức tài tình và có nguồn đầu tư lớn, với hơn 480 trang web, trang mạng xã hội và những cuốn sách đưa những thông tin sai lệch về vaccine.
Sống trong một thành phố đông dân có nghĩa bạn phải hít thở chung bầu không khí với hàng triệu người mỗi ngày, đó là khi bạn ra đường, đi làm hay sử dụng các phương tiện công cộng. Hầu hết chúng ta đều bị nhiễm cảm lạnh một hoặc vài lần trong một năm, tuy vậy, chúng ta thường không lo bị nhiễm các chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh sởi, đặc biệt khi được tiêm chủng đầy đủ từ thủa thơ ấu.
Phong trào đáng bị lên án
Vào đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố phong trào chống vaccine nằm trong top 10 mối đe dọa đến sức khỏe toàn cầu, sau khi các trường hợp nhiễm bệnh sởi đã tăng hơn 30% những năm vừa qua, bao gồm cả ở những quốc gia đã gần như diệt hoàn toàn căn bệnh này.
Rõ ràng, dịch sởi quay trở lại một phần do phong trào “tẩy chay vaccine”. Rất nhiều bậc phụ huynh tại Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác tin rằng vaccine đi kèm những tác dụng phụ, như gây ra bệnh tự kỷ, gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ... Do đó, họ đã từ chối tiêm phòng cho trẻ nhỏ và tin vào cơ chế miễn dịch tự nhiên của con người.
Hiện nay, phong trào chống tiêm chủng còn được lưu truyền rộng rãi qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình và nguy hiểm hơn là trên các mạng xã hội như Facebook. Các nhóm tuyên truyền tẩy chay tiêm vaccine tự thành lập trên mạng xã hội này, chọn lọc và kiểm duyệt thành viên kỹ càng để họ có thể lan truyền tin giả hoặc chưa kiểm chứng đến đúng đối tượng mà không vấp phải phản ứng.
Đáp lại, Facebook cho biết sẽ mạnh tay chống lại vấn nạn này, bao gồm việc hạn chế hoặc gỡ bỏ những nội dung này khỏi kết quả tìm kiếm và thông tin gợi ý với người dùng. Ngoài ra, Facebook còn cho phép chạy các quảng cáo trả tiền của tổ chức chống tiêm vaccine “Stop Mandatory Vaccination”, nhắm vào đối tượng người dùng là phụ nữ từ 20 đến 60 tuổi tại bang Washington, Mỹ.
Khi cha mẹ quyết định không tiêm chủng cho con, họ đã đặt cả con mình và cộng đồng vào nguy cơ mắc bệnh. Bởi chỉ khi tỷ lệ tiêm chủng đạt từ 95% trở lên, nó sẽ tạo ra hiệu ứng miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng thấp như hiện nay không đủ để bảo vệ người dân khỏi lây nhiễm, khiến dịch bệnh lan rộng ngay khi có trường hợp phát bệnh.
Thực tế, Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia phát triển khác đã tuyên bố tính trạng khẩn cấp do dịch sởi gây ra, nhưng theo các chuyên gia cảnh báo, hậu quả của phòng trào chống vaccine sẽ gây hại nặng nề nhất tới các nước có thu nhập thấp. Các bệnh dễ lây nhiễm có nhiều khả năng gây tử vong ở các thành phố đông dân với cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe kém hơn.
Kể từ năm 1794, khi vaccine phòng thủy đậu được ra đời cho tới nay, việc tiêm chủng đã giúp con người dập tắt nhiều căn bệnh truyền nhiễm bùng phát trong lịch sử. Tuy nhiên, do sự thờ ơ, thiếu niềm tin vào khoa học hiện đại, trong thập kỷ vừa qua, các căn bệnh tưởng chừng như đã mất dạng như sởi, quai bị và ho gà đã một lần nữa đe dọa tới sức khỏe con người.
Các bậc phụ huynh cần phải hiểu được rõ việc đưa trẻ đi tiêm chủng không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho con em mình. Rốt cuộc thì, vaccine là một phát minh của con người, vì lợi ích của con người.
Công bố thành công mới giai đoạn đầu vaccine phòng HIV/AIDS Các kết quả mới nhất về vaccine phòng ngừa bệnh HIV/AIDS được công bố trước thềm Hội nghị quốc tế về AIDS sẽ diễn ra ... |
Cuba thử nghiệm loại vaccine Savax giúp phòng chống ung thư Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Gen và Công nghệ Sinh học (CIGB) của Cuba cho biết đang tiến hành thử nghiệm một loại ... |
Vaccine 5 trong 1 Quivaxem sẽ được thay bằng loại khác Từ tháng Sáu hoặc tháng Bảy tới, Bộ Y tế sẽ đưa vaccine 5 trong 1 ComBe Five vào chương trình tiêm chủng mở rộng ... |